Giải pháp thứ năm: Mở rộng kết nối, giao lưu, hợp tác và hội nhập về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc STiêng trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 90 - 134)

3.3. Các giải pháp

3.3.5. Giải pháp thứ năm: Mở rộng kết nối, giao lưu, hợp tác và hội nhập về

nhập về văn hóa với các địa phương trong cả nước, với các tổ chức và cá nhân trên thế giới.

số chương và các phần ở trên. Đối với một đất nước, một dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa thì kết nối, giao lưu, hợp tác, hội nhập không chỉ là quy luật mà còn là chiến lược phát triển đất nước, phát triển dân tộc. Dân tộc Stiêng cũng không nằm ngoài xu hướng ấy, muốn tồn tại và phát triển bền vững, dân tộc S‟tiêng phải mở rộng kết nối, giao lưu, hợp tác và hội nhập với các dân tộc trong và ngoài nước.

*Hai kiểu kết nối

Về không gian văn hóa, có hai kiểu kết nối, giao lưu, hợp tác và hội nhập giữa dân tộc S‟tiêng với các địa phương trong và ngoài nước.

- Kiểu 1: Dân tộc S‟tiêng kết nối với các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

- Kiểu 2: Dân tộc S‟tiêng kết nối với các nước trên thế giới

Mỗi kiểu kết nối có những đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng riêng, có những cách thức triển khai khác nhau.

Kiểu 1: Có hai dạng

+ Dạng 1: Kết nối bên trong (kết nối nội bộ). Đây là dạng kết nối giữa các thành viên cùng cộng đồng dân tộc S‟tiêng hiện cư trú ở những địa phương khác nhau. Dạng kết nối này tạo điều kiện cho đồng bào S‟tiêng ở các địa phương gần gũi nhau hơn, hòa hợp với nhau hơn. Đây là cơ sở để thành lập Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Dạng 2: Kết nối bên ngoài. Đây là dạng kết nối giữa cộng đồng dân tộc S‟tiêng với các dân tộc khác nhau trong cả nước. Kết nối dạng này là kết nối giữa các dân tộc có những đặc điểm khác nhau về tiếng nói, lịch sử và tâm lý. Quá trình kết nối, giao lưu sẽ là cơ hội cho các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, học hỏi những cái hay, cái đẹp của nhau. Từ đó góp phần làm phong phú đa dạng văn hóa của mỗi dân tộc.

Kiểu 2: Kiểu này diễn ra khi Việt Nam mở cửa, mở rộng giao lưu và hội nhập với thế giới. Quá trình kết nối, giao lưu, hợp tác và hội nhập giữa dân tộc S‟tiêng với các nước trên thế giới là quá trình tiếp xúc, giao lưu, hội nhập giữa các dân tộc có một nền văn hóa khác biệt nhau. Quá trình này, sẽ biết đến bản sắc, tinh hoa và giá trị của di sản văn hóa S‟tiêng, có thể tiếp thu được những cái hay, cái đẹp của văn hóa S‟tiêng. Ngược lai, đồng bào S‟tiêng có điều kiện tiếp xúc với những nền văn hóa lâu đời, nổi tiếng trên thế giới để học hỏi và tiếp thu được những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đây cũng là cơ sở góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa S‟tiêng, thông qua việc hỗ trợ và đầu tư của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà quản lý văn hóa, các cấp chính quyền cần phải ngăn ngừa những sản phẩm văn hóa không lành mạnh từ nước ngoài tràn vào Việt Nam. Những sản phẩm văn hóa này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam, trong đó có văn hóa dân tộc S‟tiêng.

*Một số biện pháp mở rộng kết nối, giao lưu, hợp tác và hội nhập

Để mở rộng kết nối, giao lưu, hợp tác giữa dân tộc S‟tiêng với các dân tộc khác trong cả nước, có thể triển khai một số hoạt động sau:

- Thông qua các phương tiện truyền thông ở địa phương, phối hợp chặt chẽ với truyền thông các tỉnh và Trung ương như báo, đài, truyền hình, phim ảnh,…tăng cường giới thiệu và quảng bá rộng rãi di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng (tăng thời lượng phát thanh, truyền hình; đa dạng hóa các loại hình quảng cáo,…).

- Bình Phước cùng với các tỉnh khác tổ chức các cuộc liên hoan văn hóa văn nghệ truyền thống hoặc các cuộc thi về văn hóa ẩm thực, văn hóa thời trang, tổ chức các hội chợ gắn với các ngành ngề truyền thống của dân tộc S‟tiêng.

Trung ương (Ủy ban dân tộc Trung ương, Hội văn hóa nghệ thuật các DTTS,…) hay các tỉnh thành tổ chức.

- Tổ chức giao lưu, trao đổi, học hỏi các địa phương, các dân tộc có nhiều thành tựu về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc.

Ví dụ: Công ty dệt thổ cẩm của người Thái ở Mai Sơn, Sơn La

- Đề cao vai trò, giao phó trách nhiệm của các đơn vị du lịch của tỉnh và các huyện. Các đơn vị này phải trở thành lực lượng chủ lực quản bá văn hóa dân tộc S‟tiêng nói riêng và văn hóa các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước cũng như văn hóa các dân tộc trong cả nước (xem giải pháp thứ hai ở trên).

- Đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất, sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ văn hóa chất lượng cao tham gia vào thị trường văn hóa trong nước, trong khu vực và hướng ra quốc tế; xây dựng thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng như Công ty Cổ phần thương mai, dịch vụ, du lịch xuất nhập khẩu Mỹ Lệ,…Coi đây là một hướng thu hút sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đồng thời là hướng bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc trên địa bàn Bình Phước.

- Mời gọi, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa S‟tiêng. Đặc biệt dầu tư cho các dự án, chương trình trọng điểm là Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S‟tiêng sóc Bom Bo, Khu du lịch tâm linh núi Bà Rá, Khu di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phòng miền Nam Việt Nam và dự án Tuyến du lịch tìm hiểu đời sống văn hóa đồng bào dân tộc S‟tiêng và Mnông ở Bình Phước.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào bảo tồn và phát triển di sản văn hóa S‟tiêng. Đẩy nhanh việc

giải quyết các thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế khi đầu tư vào các chương trình, dự án bảo tồn văn hóa S‟tiêng và giới thiệu hình ảnh đất nước, văn hóa truyền thống của đồng bào S‟tiêng và các dân tộc khác sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

3.4. Kiến nghị và đề xuất

3.4.1. Kiến nghị

*Với Trung ương

Một là, tỉnh Bình Phước là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, tiếp giáp với các tỉnh Tây Nguyên, điều kiện địa hình, tình hình KT-XH của tỉnh có nhiều nét tương đồng với các tỉnh Tây Nguyên; tỉnh có 260,4 km đường biên giới với nước bạn Campuchia ( 03 huyện, 15 xã biên giới). Tình hình KT-XH của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách chưa đảm bảo chi nên việc sử dụng ngân sách của tỉnh để hỗ trợ thực hiện các chính sách dân tộc, trong đó có các chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn. Do đó, kiến nghị Trung ương khi ban hành các chính sách đặc thù khi hỗ trợ cho các tỉnh Tây Nguyên, các xã biên giới cần quan tâm, có cơ chế cho tỉnh Bình Phước được hưởng thụ các chính sách như các tỉnh Tây Nguyên để Bình Phước có điều kiện giải quyết các khó khăn về KT- XH vùng DTTS, miền núi, biên giới của tỉnh cũng như việc bảo tồn di sản văn hóa các DTTS ở địa phương.

Hai là, do đặc điểm tình hình tự nhiên và tình hình KT-XH của tình Bình Phước như đã nêu, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các DTTS, trong đó có dân tộc S‟tiêng ở Bình Phước hiện đang gặp nhiều khó khăn. Do đó, kiến nghị Bộ VH-TT&DL cần quan tâm hỗ trợ cho công tác bảo tồn di sản văn hóa các DTTS ở Bình Phước trong các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực làm công tác bảo tồn, quảng bá du lịch; cho phép Bình Phước

tham gia rộng rãi vào các hoạt động liên quan đến việc phát triển di sản văn hóa dân tộc và hỗ trợ cho Bình Phước kết nối với các địa phương trong cả nước tổ chức bảo vệ và phát triển văn hóa quốc tế.

*Với địa phương

Một là, đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư cho các dự án, đề án bảo tồn di sản văn hóa các DTTS trong đó có dân tộc S‟tiêng; đặc biệt tập trung đầu tư cho các dự án, đề án trọng điểm và di sản văn hóa đang có nguy cơ mất đi (các di sản văn hóa phi vật thể bằng hình thức truyền miệng) hoặc đang xuống cấp trầm trọng.

Hai là, đề nghị tỉnh kịp thời xây dựng và triển khai các đề án, chương trình phát triển văn hóa, du lịch (trong đó có công tác bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch sinh thái) trung hạn, dài hạn; định hướng cho cơ sở tổ chức thực hiện; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cơ sở.

Ba là, đề nghị đổi tên xã Bình Minh thành xã Bom Bo, bởi tên gọi Bom Bo từ lâu đã đi vào lòng dân S‟tiêng, đã trở thành biểu tượng tâm linh trong đồng bào các dân tộc ở Bình Phước.

3.4.2. Đề xuất

Một là, thành lập Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng tại Bình Phước.

Đề xuất này xuất phát từ thực tế sau đây: các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ có rất nhiều DTTS, đông nhất là dân tộc Ê Đê, JaRai, Ba Na và S‟tiêng. Trong đó dân tộc Ê Đê gắn với tỉnh Đắk Lắk, dân tộc JaRai gắn với tỉnh Gia Lai, dân tộc Ba Na gắn với tỉnh Kon Tum. Tỉnh Đắk Lắk với TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Gia Lai với TP.PLây Ku, tỉnh Kon Tum với TP.Kon Tum dường như trở thành “thủ phủ” của người Ê Đê, người JaRai và người BaNa. Với vị thế như vậy, di sản văn hóa các dân tộc Ê Đê, JaRai, Ba Na có

nhiều thuận lợi trong bảo tồn và phát triển. Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum đã trở thành điểm đến đầy hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Từ đây, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum dần dần trở thành trung tâm bảo tồn và phát triển di sản văn hóa Ê Đê, JaRai, Ba Na.

Do mới tách ra (từ năm 01/01/1997) và đặc điểm tự nhiên, Bình Phước với thị xã Đồng Xoài chưa thể trở thành “thủ phủ” của dân tộc S‟tiêng, chưa trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Các nhà kinh doanh chưa mặn mà đầu tư vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc ở Bình Phước. Từ đây cần thành lập Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng tại Bình Phước.

Sự ra đời của Trung tâm này hướng đến những mục đích sau:

- Trung tâm sẽ là địa điểm kết nối đồng bào S‟tiêng ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắk Nông với nhau, là trung tâm quy tụ, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc S‟tiêng.

- Thông qua Trung tâm, Bình Phước dần dần trở thành “thủ phủ” của dân tộc S‟tiêng, trở thành điểm đến đầy hấp dẫn đối với du khách du lịch gần xa, trong và ngoài nước.

- Hoạt động bảo tồn và phát triển di sản văn hóa S‟tiêng một mặt nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của cộng đồng người S‟tiêng đối với việc bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc họ, mặt khác góp phần phát triển KT-XH của địa phương, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Có thể nâng cấp khu bảo tồn di sản văn hóa sóc Bom Bo thành trung tâm bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng hoặc đặt trung tâm này trong khuôn viên khu bảo tồn di sản văn hóa sóc Bom Bo.

Hai là, đề xuất giải pháp sử dụng có hiệu quả khu nhà ở trong khu bảo tồn văn hóa sóc Bom Bo.

cho xây dựng khu nhà ở này dành cho đồng bào S‟tiêng. Khu nhà ở này dựng nên với hai mục đích:

- Tạo sự ổn định nơi ở cho một số đồng bào S‟tiêng có nhiều khó khăn về nhà ở.

- Tạo một lớp cư dân người S‟tiêng gắn bó lâu dài nhằm bảo vệ, bảo tồn và phát triển khu di sản văn hóa sóc Bom Bo.

Nhưng sau một thời gian khá dài tiến hành tuyên truyền, khuyến khích, vận động, đến nay không có đồng bào S‟tiêng nào đến ở tại khu vực này, gây lên lãng phí lớn về tiền của, công sức. Vì sao đồng bào S‟tiêng không đến ở ? Có nhiều nguyên nhân.

- Khu nhà mới xây không phù hợp với truyền thống về nhà ở của đồng bào S‟tiêng.

- Đối với người S‟tiêng (và có lẽ các dân tộc khác nữa) hai khâu ăn và ở đi liền với nhau, trong đó khâu “ăn” (tức khâu đời sống) được đặt lên hàng đầu. Trong khi đó, khu nhà được xây tại khu bảo tồn sóc Bom Bo chỉ mới giải quyết được khâu “ở”, chưa giải quyết được khâu “ăn”.

Có thể giải quyết, nguyên nhân thứ nhất theo hướng tuyên truyền. Tuyên truyền, vận động đồng bào từ bỏ lối sống “nhà sàn” sang sống nhà đất (nhà trệt) tuy không thể diễn ra trong ngày một ngày hai, nhưng dần dần người dân sẽ đồng ý từ bỏ lối sống “nhà sàn” truyền thống.

Với nguyên nhân thứ hai, chúng tôi đề xuất tổ chức lại mô hình nhà (đã xây) theo hướng “nhà (trệt) – vườn”. Phần “nhà” để ở, phần “vườn” để người dân tăng gia sản xuất, chăn nuôi hay trồng trọt, tức để giải quyết khâu “ăn” (đời sống).

Người dân S‟tiêng chăn nuôi gia súc, gia cầm theo kiểu thả rong (dưới sàn nhà, trong vườn,…). Kiểu chăn nuôi này không thể đưa vào mô hình “nhà vườn”. Song để đảm bảo nguồn sống cho người dân thông qua chăn nuôi,

trồng trọt khi họ ở trong khu nhà - vườn, thì cần thay đổi phương thức chăn nuôi, trồng trọt, chuyển từ phương thức chăn nuôi, trồng trọt truyền thống sang phương thức chăn nuôi, trồng trọt công nghiệp.

Để đồng bào S‟tiêng có thể tiến hành chăn nuôi, trồng trọt theo phương thức mới, chính quyền và các đơn vị liên quan cần hỗ trợ tích cực cho người dân năm khâu sau đây:

- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt theo phương thức mới.

- Hỗ trợ kinh phí và nguyên vật liệu để xây chuồng trại hoặc làm lán trại để trồng cây.

- Hỗ trợ con giống, cây giống. Nuôi con gì, trồng cây gì các cơ quan chuyên môn cần cân nhắc và tư vấn cho bà con.

- Hỗ trợ các loại thuốc phòng ngừa sâu bệnh cho vật nuôi, cây trồng. - Bao tiêu sản phẩm do người dân làm ra.

Có thể sử dụng phương thức XHH, vận động, khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp tham gia giải quyết năm khâu trên.

Qua thời gian, khi đời sống của người dân ở khu định cư mới đã ổn định và nâng cao thí hướng người dân sản xuất các sản phẩm gắn với các đề án, dự án đang triển khai tại khu bảo tồn văn hóa sóc Bom Bo. Xa hơn, tổ chức các làng nghề gắn với di sản văn hóa S‟tiêng tại địa bàn bà con đang sinh sống.

Tiểu kết Chƣơng 3

Chương 3 là chương trọng tâm của luận văn. Ở chương này, sau khi trình bày phương hướng chung và 10 nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng trong thời gian tới. Chúng tôi đề xuất năm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa S‟tiêng. Mỗi giải pháp có những ý nghĩa và tác dụng khác nhau. Có nhiều biện pháp để triển khai các giải pháp nhằm làm cho giải pháp có tính khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc STiêng trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 90 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)