Một số vấn đề đặt ra về công tác bảo tồn di sản văn hóa S’tiêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc STiêng trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 61)

Từ những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại của công tác bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng thời gian qua, có nhiều vấn đề đặt ra đối với hoạt động QLNN về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng trong thời gian tới.

- Thứ nhất, xây dựng một quan niệm đúng đắn về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc phù hợp với điều kiện mới. Đây là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng chiến lược cũng như đề ra các giải pháp và tiến trình triển khai hoạt động QLNN đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Một khi quan niệm không chính xác, không phù hợp sẽ kéo theo những sai lầm trong chiến lược cũng như các giải pháp và tiến trình tổ chức hoạt động QLNN đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc phải luôn được gắn với giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể của đất nước cùng với tình hình chuyển biến trên thế giới. Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rông quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới về mọi mặt trong đó có văn hóa. Đây là cơ hội cho đất nước phát triển nhưng cũng có nhiều thách thức được đặt ra đặc biệt là sự bảo tồn các di sản văn hóa các dân tộc. Sự giao lưu, hội nhập của văn hóa phương Tây đã tác động không nhỏ tới sự mai một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của nhân dân ta, và dân tộc S‟tiêng ở Bình Phước cũng không ngoại lệ. Vì vậy, công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng ở Bình Phước cần được nhìn nhận trên quan điểm phát triển của đất nước và thế giới.

- Thứ hai, trách nhiệm của cộng đồng và xã hội đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Di sản văn hóa của cộng đồng dân tộc S‟tiêng là tài sản riêng có của dân tộc S‟tiêng nhưng cũng là tài sản vô giá của cả dân tộc Việt Nam. Vì vậy, bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng không chỉ là trách nhiệm của đồng bào S‟tiêng

mà là của toàn thể dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế lâu nay việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng thường được giao cho chính quyền địa phương, nơi có đồng bào dân tộc S‟tiêng sinh sống và xem như đó là trách nhiệm của địa phương và của đồng bào dân tộc ấy.

Hiển nhiên ai cũng hiểu điều này, nhưng trong thực tế lâu nay việc bảo tồn văn hóa của một dân tộc, ở một số địa phương hay địa bàn thường “giao khoán” cho cộng đồng dân tộc ấy và cho chính quyền địa phương. Các cộng đồng dân tộc khác gần như đứng ngoài cuộc. Một số tổ chức đoàn thể xã hội, một số đơn vi coi công tác bảo tồn di sản văn hóa không phải là chức năng, trách nhiệm của họ. Thậm chí có đơn vị, tổ chức và cá nhân “ mượn” hay lợi dụng danh nghĩa bảo tồn di sản văn hóa để trục lợi.

Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm của cộng đồng các dân tộc, của các lực lượng trong hệ thống chính trị, của xã hội đối với việc phát triển văn hóa, giáo dục,...trong đó có việc bảo tồn di sản văn hóa thông qua một chủ trương lớn, rất quan trọng đó là xã hội hóa. Vì vậy, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị, các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước cần nhận thức vai trò, trách nhiệm trong công tác bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân tộc S‟tiêng trên địa bàn tỉnh.

- Thứ ba, đổi mới QLNN đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng. QLNN đóng vai trò then chốt quyết định đến kết quả bảo tồn di sản văn hóa.

Như đã nêu ở tiết b, phần 2.3.3.2 ở trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, đối với quản lý bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng nằm ở khâu QLNN (từ việc đào tạo đội ngũ làm công tác bảo tồn đến phương thức triển khai các dự án, chương trình, đề án bảo tồn và việc huy động các nguồn lực,...). Từ đây, đổi mới QLNN vừa là đòi hỏi vừa là điều kiện cần thiết để công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng có hiệu quả hơn.

- Thứ tư, xác định mối quan hệ giữa việc triển khai các chương trình, dự án, đề án bảo tồn di sản văn hóa với khả năng đầu tư cho hoạt động triển khai thực hiện có hiệu quả thông qua các chương trình, dự án, đề án.

Thời gian qua, Bình Phước đã triển khai hàng loạt các chương trình, dự án, đề án bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc ở địa phương, trong đó có di sản văn hóa S‟tiêng. Điều này cho thấy sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đối với việc bảo tồn di sản văn hóa các DTTS. Tuy nhiên, khi triển khai tất cả các dự án, chương trình bảo tồn di sản văn hóa đều cần có nguồn kinh phí lớn, nhân lực có trình chuyên môn về bảo tồn và được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác bảo tồn. Trong khí đó, chính quyền địa phương đang gặp không ít khó khăn mọi mặt về kinh phí, ngân sách hạn hẹp, lực lượng làm công tác bảo tồn vừa mỏng về lượng vừa yếu về trình độ chuyên môn. Địa phương muốn đào tạo, bồi dưỡng nhanh một lực lượng có chuyên môn làm công tác bảo tồn nhưng không có kinh phí. Hơn nữa, chính quyền địa phương lúng túng, chưa giải quyết được đầu ra cho các sản phẩm làm ra từ các chương trình, dự án bảo tồn di sản văn hóa. Chẳng hạn, trang phục, hàng dệt thổ cẩm của dân tộc S‟tiêng (từ “Dự án bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc S‟tiêng”) hiện chưa tìm được nơi tiêu thụ. Từ đây, một vấn đề đặt ra cho các cơ quan QLNN ở địa phương là xác định lại mối quan hệ giữa việc triển khai các dự án, chương trình bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng và việc đầu tư cho các chương trình, dự án này. Cần phải làm rõ một loạt các vấn đề triển khai bao nhiêu dự án, mỗi dự án cần đầu tư bao nhiêu, kinh phí, nhân lực, trang thiết bị? Ở mỗi giai đoạn cụ thể, ví dụ giai đoạn 2018-2020, cần triển bao nhiêu dự án và những dự án nào? Cần đầu tư bao nhiêu nhân lực, ai là người chịu trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện? Lộ trình triển khai một dự án và lộ trình đầu tư ? Thêm nữa, cần phải xác định hoạt động bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng trong mối quan hệ với việc

bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Từ đó, xác định được chương trình nào, dự án nào, của dân tộc nào được đầu từ trước và đầu tư sau cho hợp lý và hiệu quả. Cần có nguyên tắc rõ ràng, chính xác khi triển khai hoạt động nhằm nâng cao công tác QLNN về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng và di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam hiện nay.

Thứ năm, kết nối và mở rộng giao lưu, hợp tác về bảo tồn di sản văn hóa.

Việt Nam đã và đang mở rộng giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế. Quá trình này mang đến cơ hội, thuận lợi và thách thức rất lớn cho việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng cũng như toàn thể các dân tộc.

Quá trình giao lưu, hội hập, tiếp thu những tinh hoa văn hóa, bản sắc của di sản văn hóa S‟tiêng có điều kiện đến với các dân tộc trong nước và trên thế giới. Theo đó, giá trị của di sản văn hóa S‟tiêng được phát huy và lan tỏa. Theo chiều ngược lại, dân tộc S‟tiêng sẽ tiếp nhận được những tinh hoa, bản sắc văn hóa của các dân tộc khác, góp phần làm phong phú, đa dạng văn hóa cảu dân tộc mình. Tuy nhiên sự xâm nhập ồ ạt văn hóa của các nước, nhất là các nước phương Tây ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng cũng như di sản văn hóa của các dân tộc anh em ở Bình Phước.

Vấn đề đặt ra cho hoạt động QLNN đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng là làm gì, và làm như thế nào vừa để bảo tồn vừa phát huy giá trị di sản văn hóa S‟tiêng trong bối cảnh hiện nay?

Tiểu kết Chƣơng 2

Chương 2 có bốn phần lớn. Ở phần thứ nhất (2.1), chúng tôi trình bày khái quát về tỉnh Bình Phước (vị trí địa lý và tổ chức hành chính; điều kiện tự nhiên; dân số, dân tộc, tôn giáo; kinh tế, văn hóa, xã hội). Ở phần thứ hai (2.3), chúng tôi đề cập sâu đến di sản văn hóa của dân tộc S‟tiêng. Ở phần thứ ba (2.3), phần trọng tâm của chương 2 chúng tôi đề cập đến hoạt động QLNN về công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng thời gian qua với một số nội dung sau:

- Việc ban hành văn bản QLNN về bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng. - Tổ chức bộ máy QLNN về bảo tồn di sản văn hóa.

- Một số hoạt động chủ yếu của QLNN về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng.

- Đánh giá mặt đạt được và mặt tồn tại, hạn chế trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng.

Ở phần thứ tư (2.4), chúng tôi nói đến năm vấn đề đặt ra đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng. Đây cũng là vấn đề chúng tôi cố gắng giải đáp thông qua việc đề ra các giải pháp QLNN đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa S‟tiêng.

Chương 3

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC S’TIÊNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC THỜI GIAN TỚI

3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc

Từ khi bước lên vũ đài chính trị, nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo đất nước, dân tộc đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập cho đất nước, tự do cho nhân dân và tiến hành xây dựng, phát triển đất nước hướng đến mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng ta rất coi trong văn hóa, coi văn hóa là một trong bốn mặt trận trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Trong tất cả các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ I đến Đại hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta đều giành một phần quan trọng để nêu lên đường lối xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam. Ngoài các văn kiện Đại hội, tùy từng thời kỳ lịch sử, Đảng ta còn ban hành nhiều Nghị quyết riêng về văn hóa: Đề cương văn hóa (1943); Nghị quyết 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Cương lĩnh xây dựng đất nước (1991),...

Căn cứ vào Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X,XI,XII và Nghị Quyết 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, có thể thấy Đảng ta đã đưa ra đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đường lối xấy dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay tập trung trong 5 quan điểm sau đây:

1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

bản sắc văn hóa dân tộc.

3. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất và đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

4. Xây dựng và phát triển nền văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

5. Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng; đồng thời phải mở rộng giao lưu, hội nhập với văn hóa thế giới.

3.1.2. Quan điểm của Đảng ta về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

Di sản văn hóa là một bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc. Do đó, năm quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam nêu trên bao hàm cả đối với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Ngoài năm quan điểm chung nêu trên, riêng về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, Đảng ta có các quan điểm:

1. Di sản văn hóa là tài sản vô cùng quý báu của cộng đồng các dân tộc; cộng đồng các dân tộc là chủ thể sáng tạo di sản văn hóa.

2. Kho tàng di sản văn hóa các dân tộc Việt nam vô cùng đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc; di sản văn hóa Việt Nam có nhiều giá trị về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học. Di sản văn hóa tạo nên những giá trị văn hóa mới và góp phần phát triển kinh tế xã hội.

3. Tất cả mọi lực lượng trong hệ thống chính trị phải có trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

4. Mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế về văn hóa, làm cho di sản văn hóa dân tộc thêm phong phú; đa dạng và đưa di sản văn hóa dân tộc đến với thế giới.

3.2. Phƣơng hƣớng và nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc S’tiêng dân tộc S’tiêng

Căn cứ vào văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ IX [13], Chương trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 [40] và Kế hoạch thực hiện đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Phước [39], phương hướng, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng thời gian tới như sau:

3.2.1. Phương hướng chung

Phát huy những kết quả đạt được, triển khai nhanh chóng và có hiệu quả các chương trình, dự án, đề án bảo tồn di sản văn hóa các DTTS (trong đó có dân tộc S‟tiêng) trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Gắn chặt công tác bảo tồn di sản văn hóa các DTTS với việc phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện, nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh. Tập trung mọi nguồn lực của địa phương, khuyến khích mọi tổ chức và người dân đầu tư xây dựng và phát triển các khu bảo tồn văn hóa trọng điểm của tỉnh (Khu bảo tồn văn hóa sóc Bom Bo, Khu bảo tồn văn hóa Bình Long,…) Triển khai chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Huy động các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc. Tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế về văn hóa, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của nước ngoài cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh.

3.2.2. Nhiệm vụ

Có mười nhiệm vụ cơ bản sau:

Một là, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh.

giáo dục, sức khỏe,…) và bộ chỉ số về đời sống văn hóa tinh thần (thiết chế văn hóa, di sản văn hóa, hoạt động văn hóa, mức độ hưởng thụ văn hóa,…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc STiêng trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)