3.3. Các giải pháp
3.3.2. Giải pháp thứ hai: Đẩy mạnh XHH công tác bảo tồn di sản văn hóa
hóa dân tộc S’tiêng.
Xã hội hóa (XHH) là một chủ trương lớn mà Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành trong suốt hơn 30 năm qua. XHH là một quá trình cộng đồng hóa trách nhiệm của các lực lượng trong hệ thống chính trị và của toàn dân. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nhằm thu hút mọi nguồn lực xã hội và cộng đồng để phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Di sản văn hóa là của cải vô cùng quý báu và lâu đời của dân tộc, của đất nước. Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc là trách nhiệm của các lực lượng trong hệ thống chính trị và của cộng đồng, của xã hội. Trên tinh thần ấy, XHH công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng ở tỉnh Bình Phước lâu nay đã được chính quyền các cấp ở địa phương tiến hành XHH. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao và hình thức tiến hành ở chỗ này chỗ kia, thời điểm này thời điểm kia chưa thật sự phù hợp.
Có nhiều biện pháp, nhiều hình thức đẩy mạnh XHH công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng trong bối cảnh hiện nay. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến một số biện pháp chủ yếu:
- Thứ nhất: Thông qua những hình thức cụ thể, sinh động, gần gũi với đời sống cộng đồng như kể chuyện sử thi, múa hát dân gian, thi dệt thổ cẩm
hay thi nấu các món ăn dân tộc,…làm cho đồng bào S‟tiêng nhận ra những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa dân tộc. Từ đó, đồng bào S‟tiêng sẽ tự hào và quý trọng di sản văn hóa của dân tộc mình và họ sẽ có ý thức gìn giữ, bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc của họ. Do đồng bào S‟tiêng nhận thức còn hạn chế, trình độ văn hóa còn thấp, vì vậy không nên tuyên tuyền giáo dục chung chung, nặng căn cứ vào các điều luật của văn bản Nhà nước. Một khi đồng bào S‟tiêng đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với di sản văn hóa mà tổ tiên họ và bản thân họ đã vun đắp, xây dựng thì họ sẽ tích cực tham gia vào công tác bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng. Đây chính là cách đánh thức, khơi dậy ý thức dân tộc ở đồng bào dân tộc S‟tiêng.
- Thứ hai: Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, của nghệ nhân dân tộc, của trí thức địa phương. Những người này là những người am hiểu sâu sắc văn hóa S‟tiêng và có uy tín đối với đồng bào dân tộc S‟tiêng. Có thể mời các già làng, trưởng bản tham gia chỉ đạo các cuộc thi về văn hóa ẩm thực, văn hóa thời trang, hay cuộc thi kể truyện sử thi. Khuyến khích động viên các nghệ nhân dân gian, các trí thức người S‟tiêng tham gia sưu tầm ca dao, tục ngữ, sử thi S‟tiêng hoặc tham gia dạy nghề truyền thống của địa phương. Đi kèm cần có thù lao thích đáng và các chế độ đãi ngộ thích hợp, nhằm động viên, khích lệ họ (phong tặng danh hiệu nghệ sĩ dân gian, bằng công nhận công lao hoạt động bảo tồn di sản văn hóa dân tộc,…) tham gia. Những ghi nhận bằng vật chất và tinh thần như vậy khích lệ rất lớn các già làng, trưởng thôn, các nghệ nhân dân gian, các trí thức và cả đồng bào S‟tiêng vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa S‟tiêng.
Chính phủ đã có Nghị định số 109/2015/NĐ-CP về việc hỗ trợ đối với các nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn[10].
tồn các di sản văn hóa không hoặc khó mang lại những giá trị kinh tế cao như sử thi, múa hát dân gian, ca dao dân ca, văn bản cổ (thư tịch, văn bản nôm) như thế nào?
Như đã nêu ở các mục 1.2.3 (chương 1), loại di sản văn hóa này là những di sản văn hóa phi vật thể với một số đặc trưng cơ bản sau đây:
- Các di sản này nằm ngay trong cuộc sống thường ngày, gắn liền với từng người dân, từng gia đình, từng làng, bản,…Nói khác đi, chung hơn, không gian tồn tại của chúng rất rộng. Việc bảo tồn, theo đó gặp không ít khó khăn. Hơn nữa những người nắm giữ những di sản này phần lớn là người già, cao tuổi, cái tuổi “gần đất xa trời”. Từ đây nếu không kịp thời bảo tồn (ghi chép, lưu giữ,…) thì di sản văn hóa dễ mất đi khi người già ra đi.
- Hình thức và chất liệu của các di sản văn hóa này là bằng truyền miệng hoặc các loại giấy, thậm chí bằng vỏ cây, là cây,…Đặc trưng này dễ dàng làm cho di sản rơi vào tình trạng tam sao thất bản, hoặc rất khó phục hồi khi bị ảnh hưởng bới các yếu tố thời gian và không gian, thời tiết, khí hậu. Từ đây việc bảo tồn các di sản văn hóa không những cần được tiến hành gấp rút mà còn phải sử dụng một lực lượng nhân lực đông đảo không chỉ vài chục người mà có khi lên đến vài trăm người. Từ những đặc trưng này, XHH là giải pháp hữu hiệu nhất để bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể (sử thi, múa hát dân gian, văn bản cổ,…). Có thể vận động và huy động các lực lượng sau đây tham gia vào công tác sưu tầm bảo tồn di sản văn hóa trên đây:
+ Các già làng, trưởng bản, các nghệ nhân nhân dân người S‟tiêng. + Đồng bào dân tộc S‟tiêng.
+ Đội ngũ giáo viên, học sinh trung học phổ thông, sinh viên cao đẳng, đại học. Tất nhiên cần phải trang bị kiến thức sưu tầm cho họ.
- Thứ ba: Phát huy vai trò, tác dụng của các thiết chế văn hóa ở địa phương (trung tâm văn hóa, nhà văn hóa,…).
Phải biến các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa các cấp thành nơi gặp gỡ, trao đổi giữa đồng bào S‟tiêng với nhau, thành địa điểm tổ chức lễ hội truyền thống, tổ chức các cuộc thi và các buổi trình diễn, thể hiện các loại hình văn hóa truyền thống của dân tộc (thi trình diễn thời trang truyền thống, thi văn hóa ẩm thực, diễn xướng,…). Đồng thời, cũng tại các cơ sở văn hóa này tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ các dân tộc trong cùng địa bàn hoặc với các địa phương khác.
Phát huy vai trò, tác dụng của các thiết chế văn hóa ở địa phương vừa góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, vừa góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào địa phương.
- Thứ tư: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các lực lượng trong hệ thống chính trị đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng.
Để nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình, các lực lương trong hệ thống chính trị (Đảng, Nhà Nước, Mặt trận,…) cần:
Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, người lao động tham gia vào các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng.
Trong điều kiện cho phép, các lực lượng trong hệ thống chính trị, nhất là các tổ chức đoàn thể xã hội – thành viên của Mặt trận (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Công đoàn, Hội Nông dân,…) có trách nhiệm đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực cho công tác bảo tồn di sản văn hóa.
Phối hợp chặt chẽ, rõ ràng, phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các tổ chức đoàn thể xã hội khi triển khai XHH công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng. Ở đây, chúng tôi xin đề cập đến sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau và phối hợp giữa các đoàn thể xã hội.
cơ quan chức năng thuộc bộ máy QLNN. Di sản văn hóa S‟tiêng có nhiều loại hình và gần như gắn với tất cả các chức năng QLNN. Trong quá trình XHH công tác bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng, tùy từng loại hình di sản, một số cơ quan chức năng QLNN có liên đới chịu trách nhiệm. Chẳng hạn, công tác bảo tồn di sản văn hóa ẩm thực S‟tiêng liên quan đến các ngành văn hóa, du lịch, ngành y tế, ngành nông nghiệp, ngành công thương,….Cần tránh sự chiếu lệ, hình thức hoặc đùn đẩy cho nhau khi phối hợp quản lý di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng nói riêng, di sản văn hóa các dân tộc khác nói chung.
Đề cao vai trò trách nhiệm của ngành du lịch đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng. Ngoài nhiệm vụ tổ chức các tour du lịch đưa khách trong và ngoài nước đến với Bình Phước, đến với di sản văn hóa S‟tiêng, ngành du lịch có vai trò to lớn quảng bá văn hóa S‟tiêng đến với bạn bè quốc tế, từ đó thu hút du khách đến với Bình Phước và với văn hóa dân tộc S‟tiêng.
- Thứ năm: Kêu gọi, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào việc bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này ở giải pháp thứ năm (xem 3.2.5).