2.3. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
2.3.3. Hoạt động QLNN đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S'tiêng
S'tiêng
*Một số hoạt động chủ yếu
Trong thời gian qua, chính quyền các cấp của tỉnh Bình Phước đã tiến hành các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng. Một số hoạt động cụ thể bao gồm:
- Tuyên truyền và giáo dục cho đồng bào S‟tiêng nhận thức được vai trò, giá trị của di sản văn hóa S‟tiêng. Từ đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của đồng bào S‟tiêng trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của tộc họ. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục được tiến hành bằng nhiều hình thức như thông qua hoạt động của tổ chức đoàn thể xã hội; phát huy vai trò, uy tín của già làng và những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc S‟tiêng; qua các Trung tâm Văn hóa và Nhà văn hóa ở cả ba cấp (tỉnh, huyện, xã), đặc biệt là qua các thiết chế văn hóa cơ sở, qua các chương trình phát thanh tiếng S‟tiêng.
- Khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho mọi người dân S‟tiêng sưu tầm, truyền bá, tái hiện các di sản văn hóa S‟tiêng. Cụ thể, ngoài vốn ca dao, dân ca đã có 150 bản sử S‟tiêng và Mnông đã được ghi chép và chỉnh lý; sưu tầm hơn 380 hiện vật có giá trị như các dụng cụ sử dụng sản xuất nông lâm nghiệp, trang phục và trang sức truyền thống.
Trong vòng 10 năm (2000-2010), Bình Phước đã xây dựng được 213 Nhà văn hóa cộng đồng thôn, ấp đặc trưng, phong tục tập quán của từng vùng đồng bào dân tộc. Nhà văn hóa cộng đồng là nơi tổ chức hội họp, trao đổi hát múa, vui chơi.
- Tổ chức triển khai các đề tài nghiên cứu về di sản văn hóa S‟tiêng. Ví dụ: Đề tài “ Nghiên cứu bảo tồn và phát huy trang phục, ẩm thực truyền thống của đồng bào dân tộc S‟tiêng tỉnh Bình Phước” do ban dân tộc tỉnh Bình Phước chủ trì, Ông Huỳnh Thanh là chủ nhiệm đề tài. Công trình khoa học này đã được nghiệm thu và đã triển khai thực hiện ở nhiều xã của đồng bào S‟tiêng. Cụ thể, mô hình phát triển văn hóa ẩm thực truyền thống dân tộc S‟tiêng đang được triển khai ở sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng. Mô hình phát triển nghề dệt truyền thống dân tộc S‟tiêng cũng được tiến hành tại sóc Bom Bo và cơ sở dệt thổ cẩm ở xã Thanh An, huyện Hớn Quản.
Các đề tài khoa học về sử thi, lễ hội lập làng mới,… của dân tộc S‟tiêng đang được triển khai.
- Tổ chức thường xuyên các lễ hội truyền thống của các DTTS ở các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Trong đó, có các lễ hội truyền thống của dân tộc S‟tiêng như lễ hội lập làng mới, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu.
- Triển khai một loạt dự án về bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng: dự án “Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể của người S‟tiêng”, dự án “Ứng xử với môi trường tự nhiên của người S‟tiêng ở Bình Phước”, dự án “Sưu tầm, phục dựng trưng bày nhà dài truyền thống tại di tích Bom Bo, huyện Bù Đăng”, dự án “Phục dựng lễ hội lập làng mới của người S‟tiêng ở Bình Phước”, dự án “Nghiên cứu, khảo sát và định dạng âm nhạc của người S‟tiêng Bình Phước”, dự án “Khu bảo tồn văn hóa S‟tiêng sóc Bom Bo”, dự án “Khu
di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy quân giải phóng miến Nam Việt Nam”, dự án “Khu du lịch tâm linh núi Bà Rá”,…
*Đánh giá
+ Kết quả đạt được
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng ở tỉnh Bình Phước trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận:
- Ý thức, trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào S‟tiêng được nâng lên đáng kể. Sự tham gia đông đảo của đồng bào S‟tiêng ở các nhà văn hoá thôn, ấp, xã vào các sinh hoạt văn hóa như kể chuyện dân gian, diễn xướng, múa hát dân gian,…là những minh chứng. Có 150 bản sử thi của người S‟tiêng và người Mnông đã được sưu tầm nhờ sự hỗ trợ đắc lực của đồng bào S‟tiêng với các tác giả sưu tầm.
- Di sản văn hóa S‟tiêng không chỉ đã được bảo tồn, gìn giữ mà bước đầu phát huy được giá trị của nó. Nhiều người biết đến di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng, nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đã đến với Khu bảo tồn Văn hóa sóc Bom Bo – nơi trưng bày nhiều mặt hàng truyền thống của đồng bào S‟tiêng như thổ cẩm, rượu cần và văn hóa ẩm thực.
- Gắn với công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa S‟tiêng với việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã có nhiều chuyển biến tích cực:
Về kinh tế, quá trình khôi phục các làng nghề truyền thống (nghề dệt thổ cẩm, đan lát, ẩm thực), triển khai các dự án xây dựng và phát triển các làng văn hóa – du lịch đã thúc đẩy ngành du lịch sinh thái phát triển, đồng thời tạo công ăn, việc làm cho người dân địa phương, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho đông bào DTTS.
Về văn hóa, xã hội: quá trình triển khai các dự án, đã mang lại không khí vui tươi, lành mạnh cho đồng bào ở các thôn, ấp. Các tập tục, cưới hỏi, ma
chay, thờ cúng của đồng bào DTTS từng bước được thực hiện văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc. Một bộ phận người dân S‟tiêng, đặc biệt là lớp trẻ trước đây chạy theo văn hóa phương Tây, coi thường văn hóa dân tộc, giờ đây đã bắt đầu tỉnh ngộ, đã bắt đầu quan tâm đến di sản văn hóa mà tổ tiên họ tạo dựng nên. Cuộc vận động xây dựng nếp sống mới, văn hóa mới đã được triển khai đến từng gia đình, từng thôn, từng ấp. Đời sống của người dân đã có nhiều thay đổi tích cực.
- Thông qua hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các DTTS trong đó có dân tộc S‟tiêng. Bình Phước đã kết nối được với nhiều địa phương trong cả nước và bước đầu đã mở rộng giao lưu, hội nhập với thế giới.
Những kết quả đạt được trên đây xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
- Sự nhất trí của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh xung quanh công tác bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh được thể hiện từ nhận thức đến hướng đi và tiến trình triển khai việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
- Bình Phước đã có quan điểm và chiến lược đúng đắn đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Đó là gắn chặt công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc với việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
- Công tác bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc của Bình Phước đã tạo được sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc, được đồng bào các dân tộc ủng hộ và tham gia.
+ Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động QLNN đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng ở Bình Phước còn một số tồn tại, hạn chế như sau:
- Các bước đi trong công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng chưa thật sự hợp lý. Trước hết, để bảo tồn văn hóa dân tộc S‟tiêng, bước đầu
cần phải tiến hành tổng điều tra kho tàng các di sản văn hóa (bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể), qua đó hoạch định tiến trình, kế hoạch bảo vệ các di sản, xác định sự ưu tiên bảo vệ đối với các di sản, di sản nào cần có thêm dữ liệu để có một kết luận chính xác. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy các địa phương chưa theo đúng quy trình. Những bước đi này chưa được địa phương tiến hành ngay từ đầu, bước đi này hiện nay đang được triển khai, chưa kết thúc. Các dự án, các chương trình bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng được triển khai thời gian qua không thật sự bài bản.
- Địa phương đưa ra quá nhiều chương trình, dự án, đề án bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng, trong khi các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) phục vụ cho các chương trình, dự án, đề án lại hạn hẹp. Do đó việc triển khai các chương trình, dự án, đề án gặp không ít khó khăn, kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế.
Công trình nghiên cứu khoa học về trang phục và ẩm thực truyền thống của dân tộc S‟tiêng do Ban Dân tộc tỉnh chủ trì và ông Huỳnh Thanh làm chủ nhiệm đề tài được tiến hành công phu, đã nghiệm thu và đã đưa vào thử nghiệm. Song vấn đề đặt ra là giải quyết đầu ra cho các mặt hàng dệt thổ cẩm và cho các món ẩm thực như thế nào? Hiện chưa có hướng đi cụ thể cho những vấn đề đặt ra.
- Di sản văn hóa gắn liền với từng cộng đồng dân tộc. Công tác bảo tồn di sản văn hóa là trách nhiệm của tất cả các lực lượng trong hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Theo đó, xã hội hóa (XHH) là một giải pháp rất quan trọng của công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng. Nhưng giải pháp này chưa được các cấp chính quyền ở Bình Phước chú trọng và quan tâm đúng mức. Sự tham gia của một số ngành chức năng đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng còn hạn chế. Chẳng hạn, vai trò của ngành du lịch đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng như thế nào?
- Việc triển khai đề án “bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” còn chậm. Cụ thể: từ 27/7/2011 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án nêu trên [34], nhưng mãi đến năm 2015, UBND tỉnh Bình Phước mới ban hành kế hoạch thực hiện đề án “bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Phước[39].
Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:
- Nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể xã hội đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc chưa đầy đủ, thiếu sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ khi tiến hành XHH công tác bảo tồn di sản văn hóa. Có một số đơn vị, tổ chức khai thác công tác bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng theo hướng thương mại hóa, chạy theo lợi nhuận.
- Là một tỉnh mới được thành lập, kinh tế còn nghèo, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế, nguồn tài chính phục vụ cho công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng còn hết sức eo hẹp. Một số chương trình, dự án, đề án bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng không đủ kinh phí để triển khai. Do đó, tỉnh không thể tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ làm công tác bảo tồn di sản văn hóa. Hơn nữa, cơ cấu tổ chức và phương thức tổ chức triển khai công tác bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng của các cơ quan QLNN còn có những điểm cần được bổ sung và xem xét lại cho phù hợp với điều kiện mới.
- Trình độ dân trí thấp, đời sống khó khăn, thiếu thốn nên một bộ phận người dân S‟tiêng không thật mặn mà với công tác bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc mình. Một số ít khác do nhận thức hạn chế đã không chịu từ bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu.
- Một số cán bộ, công chức và người lao động tham gia hoạt động QLNN trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng trình độ chuyên môn còn thấp.