Kinh tế, văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc STiêng trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 45 - 47)

2.1. Khái quát về tỉnh Bình Phƣớc

2.1.4. Kinh tế, văn hóa, xã hội

*Kinh tế

Sau hơn 20 năm chia tách tỉnh, kinh tế Bình Phước đã có những bước tiến đáng kể. Cơ cấu kinh tế: từ cơ cấu nông, lâm nghiệp – công nghiêp, thủ công nghiệp – thương mại, dịch vụ đã và đang chuyển nhanh sang cơ cấu: công nghiệp – dịch vụ, thương mại – nông, lâm ngiệp. Một loạt khu công nghiệp đã ra đời, đi vào hoạt động và đã mang lại hệu quả kinh tế cao. Đời sống (tinh thần, vật chất) của người dân được nâng lên đáng kể; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo đã giảm từ 14,3% (năm 2005) xuống còn 8,7% (năm 2015), đến năm 2020 còn  3%. Bình Phước đang phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ ( cuối năm 2020) sẽ tự đảm bảo nguồn thu cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, không còn xin sự hỗ trợ từ Trung ương.

*Văn hóa, xã hội

Văn hóa, giáo dục, y tế đã có những bước tiến đáng kể: 100% trẻ 6 tuổi đã đến trường; cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục đang được hoàn thiện theo tiêu chuẩn chung của Bộ Giáo dục – Đào tạo đưa ra. Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân, nhất là các trạm y tế xã đã được trang bị các phương tiện, dụng cụ y tế phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa mới được triển khai rộng khắp đem lại cho nông thôn một bộ mặt mới. Công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số đã được triển khai. Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã được triển khai thực hiện.

Dưới đây là tổng hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước trong 20 năm (1997-2017).

Bảng 2.5: Một số chỉ số về kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phƣớc (từ 1997-2017). Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng số hộ 240.900 244.380 250.018 252.744 255.462 Số hộ nghèo 13.621 12.348 11.383 10.243 9.332 Tỷ lệ (%) 5,65 5,05 4,55 4,05 3,65 *. Kinh tế:

- Tổng nguồn vốn đầu tư cho kinh tế - xã hội: 1.833.256 triệu đồng. Riêng vùng DTTS: 471.611,7 triệu đồng.

- Giải quyết việc làm: 376.962 người. Riêng người DTTS: 84.977 người

- Công tác xóa đói giảm nghèo - Kết cấu hạ tầng:

+ 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm. + 100% số xã có đường nhựa ô tô đến trung tâm. + 96% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia.

+ 86% số hộ sử dụng nước sạch. *. Giáo dục

- 98,2% số xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi.

- 100% số xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học và THCS.

- Hệ thống trường lớp: 135 trường mầm non, 179 trường tiểu học, 104 trường THCS, 32 trường THPT, 08 trung tâm GDTX, 06 trường Dân tộc nội trú (01 cấp tỉnh, 05 cấp huyện).

*. Y tế

- 90% số trạm y tế có bác sỹ. - Tỷ lệ 1,5 bác sỹ/10.000 dân.

- Các dịch bệnh phổ biến: 2010 là 17,3%; 2017 là 7,3%. - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng: 2010 là 18,3%; 2017 là 13,3%. - 79,99% dân số tham gia bảo hiểm y tế.

*. Văn hóa

- 27/92 xã đạt chuẩn nông thôn mới. - 694 ấp đạt chuẩn ấp văn hóa.

- 209.793 gia đình đạt gia đình văn hóa.

- Trung tâm văn hóa: 123 (cấp tỉnh 01; cấp huyện 11; cấp xã: 111) và 851/866 thôn, ấp có nhà văn hóa.

- Câu lạc bộ văn hóa: 62 (cấp tinh: 06; cấp huyện: 56).

- Tổ chức định kỳ 02 năm/lần liên hoan văn hóa quần chúng ở hai cấp tỉnh, huyện thu hút hàng trăm ngàn người tham dự.

Nguồn: “Báo cáo tổng kết, đánh giá 20 năm thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phươc giai đoạn 1997-2017 [42].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc STiêng trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)