Căn cứ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 88 - 90)

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn

1.1. Căn cứ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

1.1.1. Ảnh hƣởng của bối cảnh quốc tế, khu vực và sự tham gia WTO

Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh, khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á là nơi rất năng động. Hiện tại Việt Nam đã gia nhập WTO và phát triển quan hệ kinh tế -thương mại tốt với Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc cùng các nước ASEAN v.v. Như vậy, cơ hội có thị trường tiêu thụ hàng hóa và thu hút nguồn vốn đầu tư lớn nhưng cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt.

Bước vào thể kỷ 21 nền kinh tế sẽ chịu tác động mạnh mẽ, sâu sắc của sự phát triển khoa học công nghệ. Những ngành mũi nhọn sẽ tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nói chung cũng như đối với Ninh Bình nói riêng là công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông, công nghệ sinh học, năng lượng mới và đặc biệt là công nghệ Nano.

Trong tương lai, quốc lộ số 1A, 1B, 10, 12B, hệ thống đường sắt cao tốc, hệ thống đường thuỷ v.v.. và khi các tuyến hành lang kinh tế nối giữa Trung Quốc, các nước ASEAN với Việt Nam được xây dựng tốt và đi vào hoạt động thì cường độ giao thương hàng hóa, du lịch trên hệ thống này, đặc biệt tại nơi cửa ngõ sẽ tăng mạnh, ảnh hưởng tốt tới tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, đặc biệt là xuất khẩu, du lịch.

Theo dự báo của các cơ quan hữu trách, xu thế FDI vào Việt Nam nói chung cũng như vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng sẽ tăng nhanh vào thời

gian tới. Sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài tới khu vực công nghiệp, du lịch và nông lâm nghiệp ngày càng cao. Nếu tỉnh sẵn sàng tạo các điều kiện về cơ chế chính sách, kết cấu hạ tầng, đất đai và nguồn nhân lực v.v.. thì cơ hội hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng lên.

1.1.2. Ảnh hƣởng của cả nƣớc, vùng đồng bằng sông Hồng

Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định Chiến lược, kế hoạch 5 năm tới về phát triển kinh tế - xã hội là: phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững trên cơ sở phát triển mạnh nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Như vậy việc giao lưu, hợp tác phát triển sản xuất nói chung của cả nước sẽ được đẩy lên mức độ cao hơn, cụ thể khu kinh tế trọng điểm bắc bộ phát triển mạnh là tất yếu khách quan. Đây là động lực, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai.

Vùng đồng bằng trong đó Nam đồng bằng sông Hồng đã có Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh đến năm 2020. Chính phủ có chương trình hành động cụ thể để phát triển vùng này với các định hướng cơ bản là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng mạnh kết cấu hạ tầng, thâm canh phát triển nông lâm thuỷ sản hàng hóa, phát triển các trung tâm công nghệ cao và phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch, thương mại, củng cố quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội, bảo vệ tốt môi trường sinh thái.

Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế xã hội theo thể chế kinh tế thị trường, nước ta cũng như vùng đồng bằng sông Hồng đã thu được nhiều thành tựu và cũng gặp không ít thách thức. Những bài học hữu ích từ những thành quả đã đạt được và từ những thiếu sót mắc phải, đây chính là những kinh nghiệm quý báu để phát triển đất nước nói chung, vùng đồng bằng và nam sông Hồng nói riêng trong phát triển kinh tế -xã hội.

Đối với Ninh Bình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 54 của Chính phủ đã xác định xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, phát triển ngành công nghiệp chủ lực, phát triển du lịch, thương mại và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn với việc chú trọng phát triển hàng hoá xuất khẩu trên cơ sở phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)