2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn
1.3. Phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các mục tiêu xã hội và quốc phòng an ninh, môi trường như đã được xác định thì việc lựa chọn cơ cấu kinh tế có ý nghĩa quyết định. Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng tiến bộ trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa-hiện đại hóa và chú trọng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, du lịch cũng như công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm đưa Ninh Bình trở thành một tỉnh có cơ cấu thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp theo hướng tiên tiến vào năm 2020.
1.3.1. Kết hợp tối ƣu giữa cơ cấu ngành với cơ cấu vùng, lãnh thổ với cơ cấu thành phần kinh tế.
Cơ cấu ngành phải kết hợp với cơ cấu thành phần kinh tế thể hiện ở: Chiến lược và chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, trong đó nhấn mạnh vai trò kinh tế của Nhà nước. Cơ cấu ngành gắn liền với cơ cấu vùng, lãnh thổ thông qua các biện pháp:
- Xây dựng các khu công nghiệp, các cụm doanh nghiệp để tạo động lực cho phát triển kinh tế và coi đó là phương tiện để thực hiện đô thị hóa nông thôn.
- Đi đôi với việc phát triển kinh tế thành thị và công nghiệp trung ương, cần phát triển công nghiệp địa phương và công nghiệp nông thôn theo hướng phát huy thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương, thực hiện phân công lao động tại chỗ, gắn công nghiệp với nông nghiệp.
Công nghiệp địa phương và công nghiệp nông thôn phải nằm trong chiến lược quy hoạch phát triển chung công nghiệp của cả nước.
1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hƣớng giảm mạnh tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng mạnh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
Phát triển công nghiệp chế biến ở tỉnh Ninh Bình trước hết chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến cần ít vốn, công nghệ không phức tạp, tạo nhiều việc làm, sau đó phát triển các ngành công nghiệp chế biến cần nhiều vốn, các ngành tổng hợp sử dụng nhiều nguyên liệu.
Phát triển các ngành công nghiệp chế biến và nguyên liệu sẵn có trong nước; trong đó ưu tiên phát triển các ngành chế biến nông, lâm, thủy sản. Bởi vì các ngành này Tỉnh Ninh Bình có sẵn tài nguyên, vốn đầu tư không cần nhiều, giải quyết nhiều việc làm, thị trường có nhu cầu lớn. Phát triển các ngành này theo chiều sâu, đi từ sơ chế đến tinh chế. Phát triển các ngành gia công xuất khẩu cho nước ngoài để giải quyết nhiều việc làm, tạo kim ngạch xuất khẩu, tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu trực tiếp.
Phát triển các ngành công nghiệp chế biến tạo cơ sở và động lực phát triển các ngành khác như: xi măng, điện, cơ khí, đạm, hóa chất…
Cùng với phát triển công nghiệp, việc phát triển và nâng cao dần tỷ trọng ngành dịch vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì vậy phát triển một nhà máy, một ngành công nghiệp…thì đòi hỏi chúng ta phải quan tâm phát triển từ 4 đến 5 ngành dịch vụ kèm theo để phục vụ việc phát triển công nghiệp. Đây là một quan điểm kinh tế hiện đại mà các nước tiên tiến đã trải qua.
1.3.3. Phát triển toàn diện đi đôi với quá trình hội nhập
Quan điểm phát triển toàn diện đòi hỏi Ninh Bình phải đánh giá đúng các tiềm năng, điều kiện nguồn lực của tỉnh để phát triển các ngành nghề nhằm khai thác có hiệu quả các điều kiện nguồn lực trên. Mặt khác với điều kiện môi trường như hiện nay, sự cạnh tranh đang diễn ra quyết liệt, nguồn vốn đầu tư có hạn đòi hỏi tỉnh phải phát triển theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tìm ra những ngành kinh tế mũi nhọn để đưa nền kinh tế phát triển có hiệu quả.
Phát triển toàn diện có trọng điểm đòi hỏi phải chú trọng cả các ngành xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các ngành công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.3.4. Phát huy lợi thế so sánh
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Ninh Bình xuất phát từ lợi thế so sánh của tỉnh về vị trí địa lý, tài nguyên…Bởi vì như thế mới tạo ra được sức cạnh tranh của hàng hóa trong tỉnh so với các tỉnh khác, đồng thời nó sẽ tạo nên một cơ cấu kinh tế linh hoạt mềm dẻo và thích nghi nhanh với điều kiện môi trường thay đổi, tạo điều kiện để tỉnh Ninh Bình có thể bắt nhịp nhanh với sự phát triển chung của cả nước.