Các chỉ tiêu chủ yếu của phát triển công nghiệp theo giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 109 - 113)

Chỉ tiêu ĐVT 2010 (GĐ 06-10) 2015 (GĐ 11-15) 2020 (GĐ 16-20)

Tốc độ tăng trưởng GDP (Giá so sánh 1994) % 21,5 13,0 8,5 GDP Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

(Giá so sánh 1994) Tỷ đồng 3.477 6.405 9.631

Cơ cấu kinh tế % 45,0 45,0 43,0

Năng suất lao động (Giá so sánh 1994) Triệu đ/người 30,3 43,6 57,0

Giải quyết việc làm Người 115.000 146.700 168.700

Nhu cầu vốn đầu tư (Giá hiện hành 2005) Tỷ đồng 13.800 18.300 20.600

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Ninh Bình c. Phương hướng phát triển

*Phương hướng phát triển một số ngành chủ yếu

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo các ngành có lợi thế về nguyên liệu, có khả năng thu hồi vốn nhanh, cơ hội hợp tác đầu tư cao, sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Tập trung phát triển nhanh với quy mô thích hợp như xi măng, gạch, đá xây dựng, vật liệu xây dựng khác, nhiệt điện, hoá chất và chế biến nông, lâm, thuỷ sản theo tiêu chuẩn ISO trên cơ sở công nghệ hiện đại.

Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với nâng cấp hệ thống giao thông, xây dựng đô thị, khu cụm công nghiệp và phát triển làng nghề, thu hút lao động trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực. Khẩn trương xây dựng hạ tầng dịch vụ để thúc đẩy sản xuất ra nhiều hàng hoá có chất lượng cao và giúp tiêu thụ mạnh nhằm thoả mãn nhu cầu của nhân dân trong tỉnh, khách du lịch và xuất khẩu ra thị trường trọng điểm.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu nội bộ ngành này, tạo điều kiện đột phá tăng tưởng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là bảo đảm vững chắc để phát triển các ngành dịch vụ, cụ thể là phát triển du lịch, vận chuyển hành khách, thương mại, giáo dục v.v và phát triển nông lâm thuỷ sản.

* Phương hướng phát triển cụ thể

- Công nghiệp vật liệu xây dựng: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) nhất là xi măng, đá xây dựng, gạch ngói, thép, bê tông v.v phải trở thành khâu đột phá, đưa nền kinh tế tăng tốc trong suốt thời gian quy hoạch.

Phát triển sản xuất VLXD cần tận dụng tốt tiềm năng thiên nhiên và lao động, tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn, đa dạng chủng loại trên cơ sở đó từng bước góp phần đáp ứng nhu cầu xây dựng của cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng và của tỉnh.

Phát triển mạnh, vững chắc sản xuất VLXD trên cơ sở lựa chọn quy mô thích hợp và công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, chất lượng đồng thời hạ giá thành sản phẩm cũng như không ảnh hưởng đến phát triển du lịch và đời sống chung.

Sắp xếp tổ chức lại sản xuất VLXD ở khu vực dân doanh, đặc biệt là các cơ sở sản xuất vôi, gạch, ngói v.v và đá xây dựng ở những nơi có điều kiện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và trong điều kiện phù hợp có thể xuất khẩu.

Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng phải gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, đảm bảo quản lý tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nước, môi trường sinh thái, di tích văn hóa lịch sử và bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, cụ thể:

+ Công nghiệp sản xuất xi măng, ngành VLXD đã xác định đây là sản phẩm thế mạnh hàng đầu, được ưu tiên phát triển vì những lợi thế nguyên liệu và tác động to lớn vào công cuộc phát triển KT -XH. Tuy nhiên nếu không có tầm nhìn chiến lược, cách làm thực tế và chỉ đạo sát rất sao sẽ dẫn đến hậu quả không tốt cả về kinh tế -xã hội và môi trường sinh thái.

+ Sản xuất đá xây dựng, nhu cầu vật liệu này của tỉnh và các khu vực xung quanh còn lớn vì vậy trong giai đoạn tới cần tiếp tục mở rộng và tổ chức lại sản xuất, quản lý chất nổ, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan, đặc biệt đối với các khu du lịch.

+ Vật liệu xây dựng khác, phát triển mạnh sản xuất gạch tuy nen, gạch ngói tại một số huyện có trữ lượng nguyên liệu tốt (ven sông Sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc, sông Chanh) để nâng công suất khoảng 20 triệu viên /năm trên cơ sở tăng cường công nghệ tiên tiến.

- Công nghiệp hoá chất, phân bón: tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để Trung ương sớm triển khai xây dựng, đưa vào hoạt động Nhà máy phân đạm 56 vạn tấn /năm tại khu công nghiệp Ninh Phúc. Bên cạnh đó, ngành hoá chất tiếp tục đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng khác như khí ôxy, đất đèn và khí axetylen, muối ma -nhê từ đôlômít.

Công nghiệp cơ khí, luyện kim: từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng của nhà máy sản xuất thép chất lượng cao tại khu công nghiệp Tam Điệp (Pomihoa), phấn đấu đến năm 2010 sản lượng thép đạt 300 nghìn tấn. Đầu tư mạnh hơn để phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền, phục vụ phát triển thuỷ sản (ưu tiên cụm công nghiệp Bình Minh).

- Công nghiệp điện - điện tử: khẩn trương mở rộng nhà máy nhiệt điện Ninh Bình I. Bên cạnh đó đẩy mạnh lắp ráp điện tử tại khu công nghiệp Tam Điệp, cụm công nghiệp Gián Khẩu, Mai Sơn, Ninh Phong và một số cụm công nghiệp khác.

- Công nghiệp may mặc: cần phát triển mạnh ngay trong giai đoạn đầu quy hoạch tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, chú ý gần thành phố Ninh Bình và 3 thị xã để thu hút nhiều lao động, nâng cao đời sống nhân dân cũng như gia tăng GDP cho tỉnh thông qua liên doanh, liên kết với các xí nghiệp, công ty nước ngoài để nâng cao chất lượng và tiêu thụ sản phẩm.

- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản: chế biến sản phẩm như dứa, dưa bao tử (hình thành trung tâm tại thị xã Tam Điệp), thịt lợn sữa đông lạnh, thịt lợn siêu nạc, tôm, cá, cua, gạo chất lượng cao v.v (thị xã Kim Sơn tương lai, thành phố Ninh Bình v.v) và đồ gỗ (Ninh Bình, Hoa Lư), sản phẩm cói (Kim Sơn), thực phẩm rau quả khác để phục vụ xuất khẩu và đời sống nhân dân.

Phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: phương châm là gắn sản xuất với trình diễn phương thức làm ra các sản phẩm thêu ren, cói các loại, đá mỹ nghệ v.v và đồ gỗ mỹ nghệ tại các làng nghề phục vụ xuất khẩu và hoạt động du lịch, trong đó đặc biệt là những nơi gần khu du lịch trọng điểm. Tuy nhiên cần gìn giữ bản sắc văn hoá và bảo vệ môi trường sinh thái trong các làng nghề.

1.4.2.3. Phương hướng phát triển ngành dịch vụ a. Quan điểm phát triển chung

Dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, có tăng trưởng nhanh, bền vững và tạo ra đột phá giá trị, đóng góp chủ lực vào tổng giá trị kinh tế của tỉnh, xứng đáng với tiềm năng của tỉnh.

Phát triển dịch vụ góp phần tích cực vào phát triển KT -XH và bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội cũng như gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn các giá trị cảnh quan, di tích lịch sử.

Phát triển dịch vụ trên cơ sở liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và phát huy nội lực, sức mạnh tổng của các ngành, các thành phần kinh tế, tạo ra thế và lực phát triển mới.

b. Mục tiêu phát triển

Phát triển dịch vụ là góp phần quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa dịch vụ trở thành ngành kinh tế chủ lực, phục vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững.

c. Đối với từng ngành * Đối với ngành du lịch

+ Mục tiêu kinh tế, các chỉ tiêu được xác định trong Bảng dưới đây :

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)