(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Doanh thu 2001 2003 2004 2005
Tổng 30,6 41,6 51,0 63,2
-Doanh thu từ khách quốc tế 9,47 12,48 16,33 29,06 -Doanh thu từ khách nội địa 21,09 29,13 34,67 34,12
Nộp ngân sách nhà nước 3,5 4,5 6,06 7,46
Cơ cấu doanh thu du lịch, doanh thu từ dịch vụ ăn uống, lưu trú (chiếm 57%) và còn lại từ bán hàng lưu niệm, vận chuyển, đổi tiền, bưu chính, vui chơi giải trí v.v.
+ Về lao động ngành du lịch, năm 2001 toàn tỉnh thu hút được 5.500 lao động hoạt động kinh doanh du lịch thì đến năm 2005 đã có hơn 6.000 lao động tham gia vào kinh doanh du lịch. Sở trực tiếp quản lý năm 2001 là 338 lao động, đến 2005 tăng lên 650 lao động.
Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ buồng, bàn, bar, lễ tân chiếm tỷ trọng 68% tổng số lao động ngành, số lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng chiếm tỷ trọng 11%. Lao động có trình độ ngoại ngữ chiếm tỷ trọng 44% tổng số lao động phục vụ trực tiếp. (Sở Du lịch Ninh Bình năm 2005)
Tóm lại, những năm qua ngành dịch vụ đã đạt được những kết quả nhất định, mặc dù tỷ trọng trong GDP thay đổi không đáng kể 32,48% năm 2001 và 34,18% năm 2005, do sự chuyển dịch trong nội bộ ngành dịch vụ diễn ra còn chậm, chưa khai thác hết được tiềm năng và lợi thế của tỉnh.
2.3. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2001-2005 của tỉnh Ninh Bình 2001-2005 của tỉnh Ninh Bình
2.4.1. Kết quả đạt đƣợc
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra đúng hướng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng lên qua các năm, trong khi đó tỷ trọng của nông nghiệp có xu hướng giảm dần, điều đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh.
Trong từng ngành cũng có sự chuyển dịch tích cực. Trong cơ cấu công nghiệp, công nghiệp chế biến có tỷ trọng tăng lên. Trong nông nghiệp cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng thay đổi theo hướng chuyển sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao thay cho cây lương thực; chăn nuôi
tập trung vào những vật nuôi như bò, lợn, dê, gia cầm phát triển theo hướng nâng cao chất lượng thịt để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Ngành dịch vụ cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là ngành thương mại giá trị xuất khẩu tăng qua các năm, ngành du lịch đã được đầu tư nâng cấp.
Kết quả đó đã tác động trở lại làm cho tăng trưởng kinh tế cao hơn (năm sau cao hơn năm trước). Nền kinh tế của tỉnh có nhiều khởi sắc, quy mô nền kinh tế tăng nhanh. Tiềm năng về đất đai, các điều kiện về vị trí địa lý, tài nguyên, lao động được sử dụng hợp lý và có hiệu quả. Vốn đầu tư vào các ngành kinh tế của tỉnh được sử dụng hiệu quả hơn. Các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế của tỉnh được quan tâm sắp xếp, khai thác một cách hợp lý, khoa học. Do đó, thu ngân sách nhà nước trong GDP ngày một chiếm tỷ trọng lớn. Đến lượt nó sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế lại tác động tới quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh. Khi nền kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì lại có điều kiện tác động tích cực tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn 2001 - 2005 còn phải nói tới sự tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và phân công lao động vào các ngành kinh tế. Đó là, lao động đã chuyển đáng kể từ lao động trong nông nghiệp, nông thôn là chủ yếu sang các ngành công nghiệp, dịch vụ, sang thành thị. Nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp ra đời đã thu hút hàng nghìn lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nhiều ngành nghề truyền thống trong nông thôn được khôi phục, nhiều ngành nghề mới được đưa vào khu vực nông thôn. Diện mạo một nông thôn mới ra đời. Đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 còn tạo ra cho tỉnh một tư duy kinh tế mới - đó là kinh tế hàng hóa với chất lượng ngày
càng cao, sức cạnh tranh trên thị trường tăng dần; tạo ra cho người lao động một phong cách làm việc mới; tạo ra cho đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở năng động hơn, đáp ứng được yêu cầu của quản lý nền kinh tế hàng hóa, theo định hướng XHCN, có sự điều hành quản lý của nhà nước.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 là kết quả của quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua;
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra còn chậm, cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ năm 2001 là 44,75% - 22,77% - 32,48 năm 2005 là 30,65% - 35,17% - 34,18% (cơ cấu ngành kinh tế chung cả nước năm 2005 là 20,5% - 41,0% - 38,5%) Nếu so sánh cơ cấu ngành kinh tế chung của tỉnh Ninh Bình với cơ cấu ngành kinh tế chung của cả nước cho thấy tỷ trọng công nghiệp trong GDP của Ninh Bình chuyển động tích cực hơn; tỷ trọng nông nghiệp vẫn còn cao hơn của toàn quốc; tỷ trọng ngành dịch vụ lại thấp hơn so với cả nước. Nguyên nhân là do vốn đầu tư cho phát triển còn thiếu, tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ, khó tạo bước đột phá tăng nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vẫn chưa khai thác được hết những tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản do đó mà chưa phát huy được lợi thế so sánh. Mặt khác, Ninh Bình là một tỉnh nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, đội ngũ cán bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý và phát triển nền kinh tế thị trường vốn vừa khó lại vừa mới. Đội ngũ lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo, thiếu tay nghề kỹ thuật…
Trong một số ngành cơ cấu còn chưa hợp lý, chưa tận dụng được triệt để yếu tố nguồn lực vì vậy dẫn đến tình trạng gây lãng phí.
Nông nghiệp phát triển ổn định nhưng cơ cấu chuyển đổi chậm, ngành nghề, dịch vụ trong nông thôn kém phát triển; một số tiến bộ kỹ thuật áp dụng ra diện rộng còn hạn chế, sản phẩm qua chế biến thấp, tiêu thụ khó khăn.
Sản xuất công nghiệp chưa ổn định, công nghiệp địa phương nhỏ bé về quy mô, trình độ công nghiệp lạc hậu, sản phẩm chất lượng thấp, giá thành cao, một số sản phẩm khó tiêu thụ, sức cạnh tranh của một số sản phẩm trên thị trường yếu…
Dịch vụ kém phát triển, nhiều ngành dịch vụ mới chưa ra đời, thiếu kiến thức quản lý một nền kinh tế dịch vụ đa dạng gắn bó với sản xuất và tiêu dùng.
Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành thiếu chặt chẽ, chậm đổi mới, trình độ đội ngũ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu năng động, hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại kém hiệu quả.
Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, Ninh Bình có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi. Mặt khác xu thế hội nhập ngày một phát triển. Tất cả điều đó đòi hỏi Tỉnh Ninh Bình phải nhanh chóng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Vì vậy việc xác định phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới thực sự cần thiết và là yêu cầu bức xúc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA
TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI
1. PHƢƠNG HƢỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
1.1. Căn cứ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.1.1. Ảnh hƣởng của bối cảnh quốc tế, khu vực và sự tham gia WTO
Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh, khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á là nơi rất năng động. Hiện tại Việt Nam đã gia nhập WTO và phát triển quan hệ kinh tế -thương mại tốt với Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc cùng các nước ASEAN v.v. Như vậy, cơ hội có thị trường tiêu thụ hàng hóa và thu hút nguồn vốn đầu tư lớn nhưng cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt.
Bước vào thể kỷ 21 nền kinh tế sẽ chịu tác động mạnh mẽ, sâu sắc của sự phát triển khoa học công nghệ. Những ngành mũi nhọn sẽ tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nói chung cũng như đối với Ninh Bình nói riêng là công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông, công nghệ sinh học, năng lượng mới và đặc biệt là công nghệ Nano.
Trong tương lai, quốc lộ số 1A, 1B, 10, 12B, hệ thống đường sắt cao tốc, hệ thống đường thuỷ v.v.. và khi các tuyến hành lang kinh tế nối giữa Trung Quốc, các nước ASEAN với Việt Nam được xây dựng tốt và đi vào hoạt động thì cường độ giao thương hàng hóa, du lịch trên hệ thống này, đặc biệt tại nơi cửa ngõ sẽ tăng mạnh, ảnh hưởng tốt tới tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, đặc biệt là xuất khẩu, du lịch.
Theo dự báo của các cơ quan hữu trách, xu thế FDI vào Việt Nam nói chung cũng như vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng sẽ tăng nhanh vào thời
gian tới. Sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài tới khu vực công nghiệp, du lịch và nông lâm nghiệp ngày càng cao. Nếu tỉnh sẵn sàng tạo các điều kiện về cơ chế chính sách, kết cấu hạ tầng, đất đai và nguồn nhân lực v.v.. thì cơ hội hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng lên.
1.1.2. Ảnh hƣởng của cả nƣớc, vùng đồng bằng sông Hồng
Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định Chiến lược, kế hoạch 5 năm tới về phát triển kinh tế - xã hội là: phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững trên cơ sở phát triển mạnh nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Như vậy việc giao lưu, hợp tác phát triển sản xuất nói chung của cả nước sẽ được đẩy lên mức độ cao hơn, cụ thể khu kinh tế trọng điểm bắc bộ phát triển mạnh là tất yếu khách quan. Đây là động lực, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai.
Vùng đồng bằng trong đó Nam đồng bằng sông Hồng đã có Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh đến năm 2020. Chính phủ có chương trình hành động cụ thể để phát triển vùng này với các định hướng cơ bản là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng mạnh kết cấu hạ tầng, thâm canh phát triển nông lâm thuỷ sản hàng hóa, phát triển các trung tâm công nghệ cao và phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch, thương mại, củng cố quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội, bảo vệ tốt môi trường sinh thái.
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế xã hội theo thể chế kinh tế thị trường, nước ta cũng như vùng đồng bằng sông Hồng đã thu được nhiều thành tựu và cũng gặp không ít thách thức. Những bài học hữu ích từ những thành quả đã đạt được và từ những thiếu sót mắc phải, đây chính là những kinh nghiệm quý báu để phát triển đất nước nói chung, vùng đồng bằng và nam sông Hồng nói riêng trong phát triển kinh tế -xã hội.
Đối với Ninh Bình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 54 của Chính phủ đã xác định xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, phát triển ngành công nghiệp chủ lực, phát triển du lịch, thương mại và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn với việc chú trọng phát triển hàng hoá xuất khẩu trên cơ sở phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
1.2. Quan điểm, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.2.1. Quan điểm chuyển dịch
a. Phù hợp với đường lối chủ trương chính sách, chiến lược, kế hoạch chung cũng như của riêng vùng đồng bằng sông Hồng
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội chung của cả nước, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm tới, kế hoạch xây dựng cũng như phát triển các công trình trọng điểm của vùng trọng điểm kinh tế bắc bộ và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bằng trong đó có nam đồng bằng sông Hồng.
b. Bảo đảm hài hòa giữa phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và mở rộng hợp tác
Tiếp tục cần có tốc độ tăng trưởng nhanh trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh phát triển, tạo bước đột phá trong các ngành, lĩnh vực chủ chốt như kết cấu hạ tầng, công nghiệp và du lịch để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn theo quy hoạch, kế hoạch cụ thể của tỉnh nhằm giảm mức chênh lệch so với cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng về GDP /người.
Trên cơ sở phát huy cả nội, ngoại lực từ các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, từng bước xây dựng doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch. Sử dụng hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh
của tỉnh về tài nguyên, cơ chế ưu đãi v.v.. và nguồn nhân lực để phát triển sản xuất hàng hóa có quy mô ngày một lớn. Đối với nông nghiệp, tạo ra giá trị ngày càng cao trên một đơn vị diện tích.
Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, có kế hoạch và coi trọng phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực có lợi thế là xi măng, clanke, đá xây dựng, sắt thép cao cấp, đá mỹ nghệ và dứa các loại, dưa chuột, ngô đóng hộp, thuỷ sản, thịt lợn, chiếu, may mặc, thêu ren v.v, gắn liền xây dựng khu, cụm công nghiệp, làng nghề trọng điểm. Thông qua cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo bước đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng du lịch và hệ thống cấp thoát nước, thủy lợi. Thúc đẩy dịch vụ tài chính, viễn thông và đặc biệt tạo bước đột phá trong phát triển du lịch bằng đổi mới cơ chế, chính sách.
Bên cạnh việc phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững cần nâng độ che phủ của rừng lên cao. Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tốt hơn môi trường sinh thái, đặc biệt ở các dự án xi măng gần các khu du lịch trọng điểm và sản xuất ra nông sản thực phẩm sạch, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân. Đảm bảo môi trường xã hội ổn định để có tiền đề cho tăng trưởng trước mắt và lâu dài nhằm mục đích phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
c. Đảm bảo chất lượng tăng trưởng và gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội
Điều này đạt được thông qua chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, thu hút nhiều thành phần tham gia phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động và năng suất cây trồng vật nuôi cũng như đảm bảo sự công bằng, dân chủ, tiến bộ xã hội. Phấn đấu xây dựng xã hội mà mọi người dân đều được hưởng lợi ích từ thành quả phát triển kinh tế - xã hội mang lại, từ ăn, ở, đi lại đến giáo