Thực trạng phát triển dân số theo thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 55 - 56)

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2005

1 Dân số Trung bình nghìn người 890,6 915,7 2 Cơ cấu /giới tính Nam/nữ

- Nam % 48,9 48,6

- Nữ % 51,1 51,4

3 Cơ cấu /khu vực Nông thôn /Thành thị

- Thành thị % 13,2 15,3

- Nông thôn % 86,8 84,7

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2005

Trong giai đoạn 2001 - 2005, dân số tăng thấp hơn giai đoạn 1996-2000, bằng xấp xỉ 0,6% với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên nhỏ hơn 1% và trung bình mỗi năm tăng khoảng 2.000 người. Dân số đô thị tăng mạnh (gần 18%) và nông thôn giảm nhẹ 0,14%. Nguyên nhân do tăng trưởng kinh tế, việc làm tăng và mức sống được nâng cao làm chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị.

Về dân tộc, tỉnh có tới trên 20 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đa số là người kinh (trên 98%), một tỷ lệ nhỏ là người Mường (khoảng 1,7%) và số ít còn lại là các dân tộc khác. Là một tỉnh có tỷ lệ người theo đạo Thiên chúa giáo khá cao tới 15%, tạo thành một vùng có nếp sống và nét đẹp văn hoá độc đáo riêng biệt tại Kim Sơn - Phát Diệm.

1.3.2. Nguồn nhân lực

Thực trạng dân số, nguồn nhân lực nằm trong tình hình chung cả nước là rất thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tuy nhiên, hạn chế là lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao lại chưa qua đào tạo, năng suất lao động thấp bằng khoảng 70% so với cả nước. Mặt khác, lao động nông nhàn còn chiếm thời lượng khá lớn (khoảng 15%) trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)