Cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 100 - 101)

TT Cơ cấu kinh tế 2005 Thời gian 2010 2020

Tổng 100 100 100

1 Trồng trọt (%) 64,11 59 48

2 Chăn nuôi (%) 34,39 38 47

3 Dịch vụ (%) 1,5 3 5

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Ninh Bình

Muốn chuyển đổi thành công cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cần tiến hành 3 nội dung chủ yếu như sau:

- Tập trung phát triển chăn nuôi trong đó chú trọng một số loại như bò, lợn, dê, hươu và gia cầm như gà, ngan, vịt gắn với nhu cầu thị trường và phát triển hàng hoá có thương hiệu.

- Tập trung phát triển hàng hoá như gạo, ngô, dứa các loại, đỗ, rau sạch v.v trên cơ sở phát triển vùng nguyên liệu thâm canh và công nghệ chế biến tiên tiến.

- Phát triển mạnh các dịch vụ như giống, thú ý, bảo vệ thực vật, tài chính, cung cấp điện, thuỷ lợi và dịch vụ khác có liên quan nhằm tạo ra đột phá trong sản xuất nông nghiệp.

* Đối với từng ngành

- Trồng trọt: Đẩy mạnh phát triển sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp theo hướng thâm canh và tăng mạnh vụ đông xuân, đẩy mạnh phát triển cánh đồng 50 triệu đồng /ha/năm, tạo ra giá trị cao nhất /đơn vị diện tích.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, đồng thời cải thiện chất lượng giống, đưa các giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của từng nơi, đáp ứng yêu cầu của thị trường về phẩm chất để đạt giá trị kinh tế cao nhất, giảm giá thành sản phẩm.

+ Đối với cây lương thực: thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây lương thực nhằm bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu trên cơ sở từng bước đẩy mạnh xây dựng vùng lúa đặc sản (trên chục nghìn ha) tại các huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô và phát triển cây lượng thực tại các huyện khác trong tỉnh.

+ Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả: phát triển sản xuất hàng hoá nông sản chất lượng cao (chú trọng sản phẩm dứa, dưa - 5 nghìn ha và cói các loại khoảng 2 nghìn ha) đáp ứng thị trường, ưu tiên xuất khẩu trên cơ sở xây dựng vùng nguyên liệu thâm canh gắn chặt với nhà máy chế biến tại thị xã Tam Điệp và cụm công nghiệp, làng nghề ở Nho Quan và Kim Sơn.

+ Đối với cây rau màu: phát triển diện tích rau màu bằng cách tăng diện tích vụ đông xuân (mở rông vài nghìn ha trồng khoai tây, ớt, khoai lang v.v chuyên canh) tại huyện Kim Sơn, Yên Mô và Yên Khánh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nhằm sản xuất ra rau, màu đạt tiêu chuẩn sản phẩm quốc gia, quốc tế để tiêu dùng và một phần xuất khẩu.

+ Đối với cây cảnh: trồng cây cảnh xuất khẩu ra thị trường cũng là một hướng đi để nâng cao giá trị kinh tế cho các hoạt động trồng trọt vì Ninh Bình có nhiều nghệ nhân truyền thống, có nguồn đá tự nhiên tạo cảnh quan, có rừng tự nhiên cung cấp cây và gần thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)