iv Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
v. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2 Khái quát về viên chức ban quản lý dự án
1.2.1 Viên chức
Khái niệm viên chức đƣợc sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật thay đổi theo từng thời kỳ tuỳ thuộc vào quan điểm của nhà nƣớc về đội ngũ này. Hiến pháp 1992 sử dụng cụm từ “cán bộ, viên chức” để chỉ chung những ngƣời làm việc tại các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 8). Theo đó, viên chức là một khái niệm rất rộng, “có khi dùng để chỉ một phạm vi rộng lớn những ngƣời làm việc trong cả bộ máy, tổ chức nhà nƣớc”1
Viên chức theo cách hiểu ở trên không đƣợc sử dụng nguyên nghĩa trong các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thấp hơn. Tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức ban hành năm 1998, cụm từ đƣợc sử dụng là “cán bộ, công chức”. Khi Pháp lệnh đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2003, lần đầu tiên viên chức đƣợc tách riêng thành một nhóm, phân biệt với công chức. Điểm d, điều 1 Pháp lệnh quy định viên chức là “những ngƣời đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm
vào một ngạch viên chức hoặc đƣợc giao giữ một nhiệm vụ thƣờng xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội”. Theo quy định này, viên chức là một nhóm nhỏ thuộc một tập hợp lớn hơn là cán bộ, công chức.
Hai đối tƣợng công chức và viên chức tiếp tục có sự thay đổi tại hai đạo luật mới ban hành là Luật Cán bộ, công chức 2008 và Luật Viên chức 2010. Đối tƣợng là công chức đƣợc liệt kê một cách rõ ràng hơn tại Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ. Ngƣời lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập trƣớc đây đƣợc xếp vào đối tƣợng viên chức thì nay chuyển sang nhóm đối tƣợng công chức.
Hiện nay, tại Điều 2, Luật Viên chức 2010 quy định: “Viên chức là công dân Việt Nam đƣợc tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hƣởng lƣơng từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, viên chức đƣợc xác định theo các tiêu chí: Đƣợc tuyển dụng theo vị trí việc làm; Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc; Hƣởng lƣơng từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đây là những ngƣời mà hoạt động của họ nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho ngƣời dân nhƣ: giáo dục, đào tạo, y tế, an sinh xã hội, hoạt động khoa học, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao… Những hoạt động này không nhân danh quyền lực chính trị hoặc quyền lực công, không phải là các hoạt động quản lý nhà nƣớc mà chỉ thuần tuý mang tính nghề nghiệp gắn với nghiệp vụ, chuyên môn.
Trên cơ sở đó, viên chức có những đặc điểm sau:
Viên chức là ngƣời mang quốc tịch Việt Nam, đƣợc ký kết hợp đồng làm việc theo vị trí việc làm tại đơn vị sự nghiệp công lập và hƣởng lƣơng từ nguồn thu của đơn vị; Viên chức là những ngƣời làm những công việc thuần
túy về chuyên môn nhƣ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh, cung cấp thông tin… tại các đơn vị sự nghiệp công lập, không trực tiếp tham gia vào công tác quản lý nhà nƣớc; Hoạt động nghề nghiệp của viên chức nhằm thực hiện việc cung cấp những dịch vụ công thiết yếu, cung cấp cho ngƣời dân các sản phẩm “phi vật chất”, dựa trên “kỹ năng nghiệp vụ, mang tính nghiệp vụ cao”.
Lao động của viên chức là hoạt động nghề nghiệp mang tính phục vụ, không thu tiền hoặc có thu tiền nhƣng không đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết, nhằm cung cấp cho ngƣời dân các nhu cầu cơ bản, thiết yếu… Phạm vi của các hoạt động nghề nghiệp tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao, lao động, việc làm, an sinh xã hội…
Viên chức đƣợc hiểu là những ngƣời làm việc thông thƣờng và những ngƣời có chức vụ trong các cơ quan, tổ chức công hoặc tƣ, đƣợc hƣởng lƣơng theo ngạch, bậc, trình độ và chức vụ. Theo cách hiểu nhƣ vậy, khái niệm “viên chức” có nội hàm rộng hơn khái niệm “công chức”, công chức là những viên chức làm việc trong bộ máy công quyền, trong các cơ quan tổ chức nhà nƣớc.
Cũng giống nhƣ thuật ngữ công chức, khái niệm công chức trong một quãng thời gian ít đƣợc sử dụng mà đƣợc dùng chung trong cụm từ cán bộ, công nhân viên chức.
Viên chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào một nghạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thƣờng xuyên trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, hƣởng lƣơng từ ngân sách Nhà nƣớc và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật. [15, 23]
Nhƣ vậy, viên chức là những nhân viên làm việc trong cơ quan y tế, giáo dục, khao học- công nghệ, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, doanh nghiệp… của Đảng, Nhà nƣớc và các đoàn thể nhân dân, các hội nghề nghiệp, mà lâu nay thƣờng đƣợc gọi là công chức sự nghiệp.
1.2.2 Viên chức ban quản lý dự án
Viên chức ban quản lý dự án là công dân Việt Nam đƣợc tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại ban quản lý dự án theo chế độ hợp đồng làm việc, hƣởng lƣơng từ quỹ lƣơng của ban quản lý dự án theo quy định của pháp luật.
Viên chức đƣợc bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý (trừ các chức vụ quy định là công chức). Viên chức là ngƣời thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các ban quản lý dự án
Ban quản lý dự án là: Đội công tác đƣợc thành lập và giao phó trách nhiệm điều hành và quản lý các hoạt động của dự án.
Viên chức là những ngƣời làm việc trong bộ máy QLNN; là Viên chức thuộc các cơ quan trực tiếp QLNN về lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin, lao động việc làm, cơ sở hạ tầng, giao thông...; thực thi nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu tài nguyên, tài sản, ngân sách nhà nƣớc cấp... để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
Viên chức đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ mang tính tổng hợp, trƣớc những thay đổi hàng ngày của thực tiễn, công việc QLNN về kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, tài nguyên, khoáng sản, môi trƣờng, văn hóa, thông tin, lao động việc làm, cơ sở hạ tầng, giao thông... Đặc biệt, trong điều kiện xã hội phát triển với tốc độ nhanh sẽ tạo cho Viên chức nhiều áp lực trong công tác, đòi hỏi về trình độ chuyên môn và những kiến thức tổng họp, hiểu biết rộng về các lĩnh vực liên quan
Viên chức Ban QLDAXD thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo vị trí công việc đƣợc phân công. Trong đó bao gồm các loại hình lao động sau1:
Lao động quản lý: là những lao động đƣợc đào tạo ở trình độ đại học trở lên, có vai trò quản lý các cấp trong các tổ chức, cơ quan nhà nƣớc. Trong
1 Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008)- Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực – NXB Kinh tế quốc dân- Hà
đó, lao động quản lý bao gồm cả những nhà quản lý chiến lƣợc và nhà quản lý chức năng của các phòng ban trong tổ chức.
Lao động trực tiếp: Là những lao động đƣợc đào tạo chuyên môn kỹ thuật hoặc chƣa qua đào tạo (lao động phổ thông) không đảm nhiệm vị trí quản lý trong tổ chức nhƣng là ngƣời tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật của tổ chức. Đối với các lao động trực tiếp đã qua đào tạo, có thể phân loại thành các lao động có trình độ chuyên môn cao, trung bình và thấp tùy theo năng lực và bằng cấp mà họ đã trải qua và tích lũy.
Lao động gián tiếp: là những lao động đƣợc đào tạo chuyên môn kỹ thuật hoặc chƣa qua đào tạo (lao động phổ thông) không đảm nhiệm vị trí quản lý trong tổ chức nhƣng chỉ hỗ trợ các lao động trực tiếp trong việc thực thi nhiệm vụ của mình. Đây là những ngƣời thuộc khối văn phòng, phòng ban không đảm nhiệm vị trí quản lý.
Do những đặc trƣng trên mà việc tạo động lực làm việc cho viên chức Ban QLDA có sự khác biệt so với việc tạo động lực trong khu vực tƣ.
1.3. Các tiêu chí cơ bản đánh giá động lực làm việc trong cơ quan nhà nước