v. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1. Yếu tố bên trong
Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động
Các yếu tố thuộc về bản thân ngƣời lao động bao gồm: kiến thức, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ; sự say mê nghề nghiệp; kinh nghiệm công tác; sự hoàn thành công việc; sở trƣờng; mục tiêu và các giá trị cá nhân…
Kiến thức, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng: Đây là các yếu tố thể hiện khả năng giải quyết công việc của mỗi cá nhân bằng kiến thức, trình
độ, chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng của mình, đảm bảo hiệu quả cao. Đối với các cá nhân có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cao, kĩ năng giỏi thì khả năng giải quyết công việc là thuận lợi và ngƣợc lại.
Thăng tiến là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn đạt đƣợc sau khoảng thời gian dài cố gắng phấn đấu, hi sinh vì công việc. Tuy nhiên, mỗi cá nhân khác nhau sẽ có cho mình những khái niệm rất riêng về “thăng tiến”.
Những cơ hội nào đƣợc lãnh đạo tạo ra nhƣ: thăng chức, tăng lƣơng, công việc thuận lợi…
Sự say mê nghề nghiệp: cá nhân làm việc say mê, nỗ lực trong công việc là sự biểu hiện của ngƣời lao động có động lực làm việc. Điều này có ý nghĩa rất to lớn trong quá trình làm việc của họ. Ngƣời say mê nghề nghiệp làm việc sẽ hiệu quả hơn ngƣời không say mê nghề nghiệp nếu có cùng các điều kiện khác nhƣ: trình độ, thâm niên công tác… Ví dụ nhƣ: họ sẵn sàng làm thêm giờ, đi công tác ở các vùng có điều kiện không thuận lợi, luôn phấn đấu cố gắng phấn đấu hoàn thành công việc đƣợc giao…
Kinh nghiệm công tác: Đƣợc đánh giá ở thâm niên công tác trong lĩnh vực ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Ngƣời có nhiều kinh nghiệm hơn, sẽ giải quyết công việc dễ dàng và hiệu quả hơn. Và khi công việc đƣợc hoàn thành thì điều đó lại càng có tác dụng kích thích họ hơn nữa trong công việc.
Sở trƣờng: là điểm mạnh hay khả năng nổi trội vốn có của một cá nhân. Trong quản lý, nếu biết rõ sở trƣờng của các cá nhân để bố trí công việc hợp lý thì sẽ có tác dụng rất lớn trong việc tạo động lực cho ngƣời lao động.
Mục tiêu và các giá trị cá nhân: Mục tiêu là trạng thái mong đợi, đích hƣớng tới của cá nhân, còn giá trị là cái mà các cá nhân thấy thật sự có ý nghĩa và quan trọng đối với mình. Do vậy, trong quá trình tạo động lực nhà quản lý cần phải biết kết hợp các mục tiêu và giá trị cá nhân với mục tiêu và giá trị của tổ chức, cần phải cho cá nhân ngƣời lao động hiểu rằng mục tiêu và
giá trị cá nhân chỉ đạt đƣợc khi mục tiêu và giá trị tổ chức đạt đƣợc. Những điều đó giúp gắn kết cá nhân với tổ chức, khiến cá nhân trở nên tận tuỵ, trung thành, gắn bó với tổ chức hơn.
Các yếu tố thuộc về công việc: Bao gồm mức độ hấp dẫn của công việc, tính thách thức của công việc, yêu cầu về trách nhiệm, tính ổn định của công việc, cơ hội để thăng tiến, đề bạt, phát triển… Công việc là một trong những nhân tố có vai trò hết sức quan trọng đối với động lực làm việc của ngƣời lao động. Nếu công việc hấp dẫn, phù hợp chuyên môn, nghiệp vụ, lƣơng cao thì sẽ gây sự hứng thú trong công việc, sự say mê, nỗ lực, tự nguyện, đam mê công việc, có trách nhiệm với công việc. Và đƣơng nhiên nhƣ thế hiệu quả công việc cũng sẽ cao, mục tiêu của tổ chức cũng nhƣ cá nhân đều đạt đƣợc. Ngƣợc lại nếu công việc nhàm chán, buồn tẻ hay quá căng thẳng, sức ép công việc quá lớn đều không có tác dụng tạo động lực đối với ngƣời lao động, thậm chí có thể làm cho ngƣời lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp, bệnh trầm cảm, strees… Một công việc tạo cho ngƣời lao động có cơ hội thăng tiến, phát triển sẽ thực sự lôi cuốn họ. Ngƣợc lại, một công việc không có cơ hội phát triển sớm muộn ngƣời lao động cũng đi tìm công việc khác có tƣơng lai, triển vọng hơn.
Các yếu tố thuộc về tổ chức, môi trường làm việc
Các yếu tố thuộc về tổ chức, môi trƣờng làm việc bao gồm: điều kiện làm việc, các chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo - nhân viên, nhân viên – nhân viên, phong cách lãnh đạo, văn hoá tổ chức…