Tổng hợp nợ thuế theo sắc thuế giai đoạn 2014-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 69 - 71)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng nợ 1.915 100,00 2.260 100,00 2.596 100,00 2.908 100,00 Thuế GTGT 1.045 54,57 297 13,00 1.086 42,00 1.215 41,78 Thuế TNDN 15 0,78 4 0,17 43 1,65 202 6,94 Thuế Tài nguyên 89 4,64 13 0,57 208 8,01 99 3,40 Thuế TNCN 21 1,12 71 3,14 160 6,16 144 4,95 Tiền phạt 519 27,10 561 24,82 574 22,11 641 22,04 Thu tiền SSD 164 8,56 187 8,27 208 8,01 156 5,36 Tiền thuê đất 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Thuế SDĐPNN 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Phí, lệ phí 55 2,87 16 0,88 66 2,54 54 1,86 Môn bài 7 0,36 15 0,66 51 1,96 33 1,13 Thuế SDĐNN 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Thu khác 0 0,00 1.096 48,49 200 7,56 364 12,54

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện A Lưới)

Theo tài liệu tổng hợp từ bảng 2.4 cho thấy, số nợ thuế GTGT năm 2014 chiếm 54,57% so với tổng nợ thuế cả năm, năm 2015 số nợ thuế GTGT đã giảm mạnh còn 13,14%, nhưng đến năm 2016 tỷ lệ này lại tăng lên 42,0 % và năm 2017 là 41,78 %.

Một sắc thuế quan trọng khác đó là thuế TNDN, tuy nhiên số nợ thuế TNDN của Chi cục không lớn, chỉ chiếm khoảng 1% - 7% tổng số nợ. Do huyện A Lưới là một huyện nghèo, thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, nên theo quy định về ưu đãi thuế TNDN thì hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn sẽ được miễn thuế TNDN trong vòng 04 năm đầu và giảm thuế trong vòng 09 năm tiếp theo. Vì vậy, do các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu mới đi vào hoạt động nên số thuế TNDN phát sinh là rất ít, và tương ứng số nợ thuế cũng không đáng kể.

Bên cạnh 02 sắc thuế quan trọng trên, thì nợ tiền chậm nộp cũng chiếm một tỷ trọng lớn, làm cho số nợ thuế của Chi cục tăng cao. Cụ thể, năm 2014 số tiền phạt, tiền chậm nộp là 519 triệu đồng, chiếm 27,10%; đến năm 2017 số tiền phạt, tiền chậm nộp là 641 triệu đồng, chiếm 22,04% tổng số nợ thuế. Do các doanh nghiệp chây ỳ, dây dưa trong việc nộp tiền nợ thuế vào ngân sách, nên đi kèm với việc nợ đọng tiền nợ thuế gốc thì sẽ phát sinh tiền nợ thuế chậm nộp theo thời gian. Với suy nghĩ tiền nợ gốc mới phát sinh tiền chậm nộp, tiền nợ chậm nộp sẽ không bị tính chậm nộp một lần nữa nên hầu hết các doanh nghiệp chỉ tập trung nộp các khoản nợ thuế gốc mà xem nhẹ việc nộp nợ thuế chậm nộp, vì vậy số nợ thuế chậm nộp ngày càng tăng và chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ thuế của Chi cục.

Năm 2015, có phát sinh một khoảng nợ thuế lớn đột biến ở mục thu khác, đây là nợ thuế tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của một số đơn vị được cấp quyền khai thác mỏ khoáng sản trên địa bàn, số tiền nợ thuế là 1.096 triệu đồng, chiếm 48,5% tổng nợ thuế năm 2015. Số nợ thuế này xuất phát từ chính sách, doanh nghiệp đã tiến hành làm thủ tục xin cấp quyền khai thác khoáng sản từ năm 2014, tuy nhiên đến gần cuối năm 2015 mới có quyết định cấp phép khai thác, nhưng khi thông báo tính tiền cấp quyền thì cơ quan chức năng lại tính tiền cho cả năm 2014 và năm 2015. Dẫn đến doanh nghiệp

không đồng tình và chỉ nộp số tiền của năm 2015, còn số tiền năm 2014 doanh nghiệp chưa nộp và gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng để được xem xét, giải đáp. Qua năm 2016, sau khi được giải đáp đầy đủ, các doanh nghiệp đã chấp hành và nộp các khoảng nợ trên, nên số nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chỉ còn 200 triệu đồng, chiếm 7,56 % tổng số nợ.

Ngoài ra, còn có nợ của một số sắc thuế khác như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, thuế môn bài, tiền sử dụng đất, thuế TNCN....Trong đó, có nợ tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng khá cao, như đã phân tích ở phần cơ cấu nợ theo khu vực, nợ tiền sử dụng đất này chủ yếu là nợ chính sách, khi hết thời gian ghi nợ, các khoản nợ này sẽ được thu hồi.

Ngoài phân loại nợ thuế theo sắc thuế thì hiện nay Chi cục Thuế huyện A Lưới cũng căn cứ vào khả năng thu hồi nợ dựa trên những thông tin về người nợ thuế theo các tiêu thức đã phân tích, công chức được phân công theo dõi quản lý nợ, qua đó tiến hành phân loại nợ theo các hình thức nợ thuế như: Nợ khó thu, nợ chờ xử lý và nợ có khả năng thu. Việc phân loại này nhằm xác định được nguyên nhân, tình trạng, tuổi nợ của từng khoản nợ thuế, qua đó có thể áp dụng các biện pháp quản lý nợ thuế có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)