Kiến nghị với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 104)

- Tiếp tục chỉ đạo đối với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tích cực phối hợp với ngành thuế để triển khai các công việc tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế, cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế cũng như thu nợ, cưỡng chế nợ thuế.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân xác định rõ công tác thuế là công tác chính trị - kinh tế tổng hợp, tác động đến mọi mặt của đời

sống kinh tế xã hội của tỉnh. Do đó, phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế trong việc chống thất thu NSNN.

- Xây dựng kế hoạch, cân đối giải ngân kịp thời đối với các công trình XDCB thuộc nguồn vốn NSNN đầu tư xây dựng để các DN có nguồn tài chính để nộp thuế cho NSNN.

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục phải có trách nhiệm đẩy mạng công tác tuyên truyền giáo dục và hướng dẫn các chính sách thuế để mọi tổ chức, cá nhân hiểu rõ và tự giác chấp hành nghiêm về thuế theo quy định của pháp luật.

Tóm tắt Chƣơng 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện A Lưới, những tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đã nêu ở Chương 2, luận văn đã đưa ra những giải pháp đối với Chi cục Thuế huyện A Lưới nhằm nâng cao quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện A Lưới đó là: đổi mới công tác xây dựng kế hoạch thu hồi nợ thuế; tăng cường trách nhiệm bộ phận quản lý nợ và công chức thuế; hoàn thiện các giải pháp về nghiệp vụ quản lý nợ thuế; đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận quản lý nợ và các bộ phận khác; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; tăng cường tuyên truyền, h trợ; xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về NNT đầy đủ hơn và cuối cùng là nâng cao tinh thần chủ động, sáng tạo của người nộp thuế.

Để có kết quả cao trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế, phải có sự kết hợp đồng bộ tất cả các giải pháp nêu trên, đồng thời luận văn cũng đề xuất những kiến nghị với Bộ Tài chính, với Tổng cục Thuế, với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm hoàn thiện quản lý nợ thuế trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện quản lý nợ thuế là một trong những yêu cầu bức thiết bởi tình trạng nợ thuế ngày càng tăng trong giai đoạn hiện nay trong ngành Thuế. Tại Chi cục Thuế huyện A Lưới tình trạng nợ thuế cũng không ngoại lệ, tăng dần qua các năm. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu.

Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đã rút ra những vấn đề sau:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về khái niệm, cách phân loại nợ, những tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế để từ đó nhìn nhận quản nợ thuế là một chức năng quan trọng trong quản lý thuế.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nợ thuế trong những năm vừa qua của Chi cục Thuế huyện A Lưới để phân tích, đánh giá những tồn tại và hạn chế trong quản lý nợ thuế. Luận văn cũng đi sâu phân tích nguyên nhân của các mặt tồn tại theo nhiều góc cạnh, từ cơ quan thuế, từ người nộp thuế, từ chính sách, chế độ... để làm cơ sở cho việc đưa ra những định hướng, mục tiêu và các giải pháp hoàn thiện quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần thực hiện thành công chiến lược cải cách và hiện đại hoá ngành thuế đến năm 2020.

- Luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích và đề xuất một số giải pháp cơ bản, đồng bộ, có tính khả thi trên tất cả các mặt: Công tác tuyên truyền, h trợ NNT; hoàn thiện về công tác quản lý, về con người; hoàn thiện quy trình nghiệp vụ trong quản lý nợ; áp dụng khoa học, công nghệ thông tin trong công tác Quản lý nợ thuế. Trong đó một số giải pháp quan trọng tập trung vào các nội dung chính sau:

Tăng cường trách nhiệm bộ phận quản lý nợ và công chức thuế trong công tác quản lý nợ thuế.

Phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận quản lý nợ và các bộ phận có liên quan khác trong quản lý nợ và đôn đốc thu nộp thuế.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế.

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục rườm rà, cản trở sản xuất kinh doanh.

Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về NNT đầy đủ hơn.

Luận văn cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với Bộ Tài chính, với Tổng cục Thuế, với chính quyền địa phương những vấn đề sát thực liên quan đến quản lý nợ thuế hiện nay trên địa bàn huyện nhằm hoàn thiện quản lý nợ thuế trong thời gian tới.

Những kết luận rút ra trên đây đã đáp ứng được những vấn đề, mục tiêu mà đề tài đặt ra và đã trả lời được những nội dung cần nghiên cứu đã nêu trong phần mở đầu của đề tài./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính (2013), Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

2. Bộ Tài Chính (2013), Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

3. Bộ Tài Chính (2013), Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân.

4. Bộ Tài Chính (2015), Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế.

5. Chi cục thuế huyện A Lưới, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2014.

6. Chi cục thuế huyện A Lưới, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2015.

7. Chi cục thuế huyện A Lưới, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2016.

8. Chi cục thuế huyện A Lưới, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2017.

9. Chính phủ nước Cộng hoà XHCNVN (2013), Nghị định số 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế.

10. Nguyễn Công Cường (2014), Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Huế, Luận văn thạc sỹ Tài chính ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc Gia.

11. Hoàng Văn Hải (2014), Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thái Nguyên.

12. Mạnh Huy (2012) “Ninh Bình - Giải pháp nào cho thu hồi nợ thuế” được đăng trên www.gdt.gov.vn tháng 9/2012.

13. Lâm Quang Lợi (2014), Hoàn thiện công tác Quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thái Nguyên.

14. Lê Ngọc (2014), “Xử lý nợ thuế ở Đắk Lắk: Thừa bất cập, thiếu căn cơ”,

được đăng trên báo Đắk Lắk tháng 4/2014.

15. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, khoá XI (2005), Luật Doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, khoá XI (2006), Luật Quản lý Thuế; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13

17. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, khoá XII (2008), Luật Thuế Giá trị gia tăng, NXB Tài chính, Hà Nội.

18. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, khoá XII (2008), Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, NXB Tài Chính, Hà Nội.

19. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, khoá XI (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13.

20. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, khoá XI (2012), Luật phá sản 51/2014/QH13.

21. Kim Thao (2012), “Gian nan thu hồi nợ thuế”, Website Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà tháng 11/2012.

22. Tổng cục Thuế (2011), Tài liệu tập huấn chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế đến năm 2020.

23. Tổng cục Thuế (2011), Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế.

24. Tổng cục Thuế (2014), Quyết định số 2379/QĐ-TCT ngày 22/12/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế.

25. Tổng cục Thuế (2015), Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế.

26. Nguyễn Hữu Tuấn (2015), Hiệu lực công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Trang thông tin điện tử huyện A Lưới: https://aluoi.thuathienhue.gov.vn

28. Phạm Thị Mai Trinh (2014), Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sỹ Tài chính ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc Gia.

29. Ủy ban nhân dân huyện A Lưới (2016), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2016.

30. Website: http://www.ketoansaovang.com.vn

31. Website Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn

32. Website Cục Thống kê: www.pso.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 104)