Phương hướng phát triển kinh tế – xã hội huyệ nA Lưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 90 - 92)

3.1.1.1 Quan điểm về định hướng phát triển

Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển bền vững trên cơ sở khai thác hiệu quả các lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế, tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nội lực trong huyện kết hợp với tận dụng tối đa các nguồn lực bên ngoài. Xây dựng huyện A Lưới trở thành vùng kinh tế động lực, năng động phía Tây của tỉnh.

Tập trung chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa nâng cao vai trò và tăng tỷ trọng của công nghiệp - xây dựng phát triển khu vực dịch vụ và kinh tế cửa khẩu thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất gắn với phát triển bền vững.

Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, tiếp tục xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng theo hướng bền vững, kiên cố hóa, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt, quan tâm đầu tư nâng cấp, xây dựng trường học, trạm y tế, các công trình phúc lợi công cộng, nhất là cho khu vực vùng sâu, vùng xa.

Gắn phát triển kinh tế với giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đặc sắc; bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, các di tích gắn với các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, giữ vững cân bằng sinh thái, đảm bảo phát triển lâu dài, bền vững.

Gắn phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Củng cố tuyến hành lang biên giới với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và tin cậy lẫn nhau.

3.1.1.2. Định hướng về phát triển kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 – 2015, đạt 13,2%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tính đến năm 2015 tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp chiếm 52,1%, ngành công nghiệp – TTCN - xây dựng chiếm 36,5%, ngành dịch vụ chiếm 11,4%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt gần 6.000 tỷ đồng, bình quân đạt gần 1.200 tỷ đồng/năm. Tính đến năm 2015, thu ngân sách trên địa bàn đạt 128,64 tỷ đồng, trong đó, huyện thu 19,29 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 17,6 triệu đồng/người/năm.

- Một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2016-2020: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016-2020 phấn đấu đạt 16-17% trong đó giá trị sản xuất khu vực dịch vụ tăng 24,0%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 22,0%/năm và nông lâm thủy sản tăng khoảng 9,0 – 10,0%/năm. Đến năm 2020 cơ cấu kinh tế của huyện là: dịch vụ 22,0%; công nghiệp - xây dựng 43,0%; nông nghiệp 35,0%.; giá trị sản xuất bình quân đầu người trên 33-35 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2020: 135 tỷ đồng (trong đó: phần huyện thu 34 tỷ đồng). [29]

3.1.1.3. Định hướng về phát triển văn hoá xã hội

- Tốc độ tăng dân số trung bình của huyện đến năm 2020 không quá 1,3%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 còn dưới 10%. Đến năm 2020 có khoảng 40 - 45% lao động được đào tạo nghề.

- Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ huy động trẻ em dưới 5 tuổi đến trường mầm non đạt trên 100%; có 95% học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông đi học đúng độ tuổi. Đến năm 2020 có 50% số trường đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2020 có 40% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Đến năm 2020 hầu hết số hộ được sử dụng nước sạch; 80% rác thải trên địa bàn thị trấn mở rộng được thu gom và xử lý trên 95% hộ gia đình nông thôn có ch chôn lấp, xử lý rác thải và có công trình vệ sinh 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.[29]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)