Định hướng đổi mới công tác quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 92 - 94)

Trong những năm tới, mục tiêu của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng nộp thuế cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế, để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nước, phù hợp với pháp luật thuế. Các quy định xử lý đối tượng chậm nộp thuế phải phù hợp với thông lệ quốc tế, và đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế và xử lý một cách công bằng. Do vậy, khi đề xuất và áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đạt hiệu quả cao nhất, cần quán triệt một số quan điểm sau:

- Hoàn thiện công tác quản lý nợ phải được thực hiện trên cơ sở nâng cao hiệu lực quản lý thuế và hiệu quả công tác quản lý thuế.

Thực tiễn ở huyện A Lưới cho thấy còn có một bộ phận tổ chức, cá nhân cố tình trốn thuế, gian lận thuế, cố tình chây ỳ nộp thuế bằng nhiều thủ

đoạn tinh vi, hành vi chiếm đoạt tiền thuế còn diễn ra không chỉ ở một đơn vị, cá nhân mà còn ở các tổ chức. Các vi phạm trên sẽ gia tăng nếu cơ quan quản lý thuế không áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Chính vì vậy, áp dụng các biện pháp quản lý nợ thuế và biện pháp cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo nhằm phát hiện kịp thời các hành vi chây ỳ nợ thuế,thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách Nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp đồng thời nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật Nhà nước.

Hiệu lực của pháp luật thuế chỉ đạt được khi tất cả các khâu trong quy trình quản lý theo chức năng đều đạt hiệu quả. Mặt khác, tất cả các khâu trong quy trình quản lý thuế theo chức năng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, hiệu quả của từng khâu phải đặt trong mối quan hệ với các khâu còn lại và đặt trong hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung nếu công tác: kê khai kế toán thuế, thanh tra, kiểm tra hay tuyên truyền h trợ NNT không đạt hiệu quả thì chắc chắn công tác quản lý nợ sẽ gặp nhiều khó khăn. Công tác kê khai kế toán thuế không tốt thì cơ quan thuế sẽ không có dữ liệu chính xác để quản lý nợ thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện không tốt thì nợ cũng sẽ tăng lên, đồng thời việc nắm hồ sơ, tình hình của đơn vị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Công tác tuyên truyền - h trợ NNT không tốt thì NNT sẽ không hiểu đầy đủ chính sách thuế, điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế.

Với cách hiểu như trên, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế phải nhằm mục tiêu tổng thể là nâng cao hiệu lực của hệ thống thuế, hiệu quả của công tác quản lý thuế từ đó mới phát huy đầy đủ tính hiệu lực của pháp luật thuế.

- Hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế phải tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế phát triển sản xuất kinh doanh.

Đảm bảo số thu NSNN là một trong những mục tiêu cao nhất của công tác quản lý thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong những công cụ để đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, song song với mục tiêu đảm bảo số thu ngân sách Nhà nước thì các biện pháp quản lý thuế nói chung và quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế nói riêng vẫn phải tạo điều kiện thuận lợi cho NNT hoạt động SXKD tốt, đảm bảo khuyến khích SXKD phát triển, nuôi dưỡng được nguồn thu cho NSNN. Hơn nữa, việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, sẽ tạo tiền đề để tăng tiềm lực tài chính của người nộp thuế, từ đó, góp phần giảm nợ thuế trong tương lai.

- Hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế phải được thực hiện phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay.

Cơ sở của quan điểm này là nguyên tắc lịch sử cụ thể của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Theo đó, chính sách thuế nói chung và chính sách quản lý đôn đốc nợ nói riêng muốn đi vào thực tế cuộc sống thì phải phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Nếu chính sách thuế không phù hợp và không tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế phát triển sản xuất kinh doanh có thể dẫn tới vô hiệu hoặc không phát huy đúng tác dụng như mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)