Bài học kinh nghiệm vận dụng cho Chi cục thuế huyệ nA Lưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 51 - 54)

Từ kinh nghiệm quản lý nợ của một số địa phương trong nước, có thể liên hệ rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho Chi cục Thuế huyện A Lưới:

Thứ nhất, cần tổ chức bộ máy quản lý nợ hợp lý, sao cho vừa đảm bảo về nguồn nhân lực vừa phát huy tối đa năng lực của từng cán bộ phụ trách

công tác quản lý nợ. Gắn chỉ tiêu thu nợ với việc đánh giá chất lượng hoàn thành công việc của từng công chức thuế thực hiện công tác quản lý nợ, từng bước nâng cao tinh thần trách nhiệm khi thực hiện công việc của công chức thuế.

Thứ hai, cần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý nợ thuế có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có khả năng tin học và trình độ giao tiếp tốt. Trên cơ sở đó mới có được sự phân tích nợ chính xác, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ, khai tác tối ưu các phần mềm quản lý nợ, quản lý thuế. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý nợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế, tạo ra được sự chuyên nghiệp, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho công tác quản lý nợ.

Thứ ba, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế phải được thực hiện linh hoạt đối với từng trường hợp cụ thể để đem lại hiệu quả cao nhất nhằm thu hồi tiền thuế vào ngân sách Nhà nước. Không nên quy định cứng nhắc trong việc lựa chọn, trình tự áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế.

Thứ tư, tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú để cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế biết, hiểu, tự giác tuân thủ pháp luật thuế.

Thứ năm, Phải xây dựng kho dữ liệu tập trung phục vụ cho việc phân tích rủi ro, tiến hành thực hiện kịp thời các biện pháp cưỡng chế thuế, các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế.

Thứ sáu, Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý nợ thuế, tạo sự chính xác và minh bạch trong quản lý nợ thuế.

Tóm tắt Chƣơng 1

Trong Chương 1, luận văn đã giải quyết những vấn đề lý thuyết cơ bản về tổng quan nợ thuế, khái niệm nợ thuế, đặc điểm nợ thuế, phân loại nợ thuế và điều kiện xuất hiện hành vi nợ thuế; khái niệm, đặc điểm công tác quản lý nợ thuế, nội dung quản lý nợ thuế cấp chi cục thuế; các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế, các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý, đôn đốc thu nợ thuế; từ đó làm cơ sở để đánh giá những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế huyện A Lưới. Tổng kết kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số địa phương trong nước và rút ra bài học có thể vận dụng cho huyện A Lưới. Những cơ sở lý luận nêu trên sẽ làm tiền đề quan trọng để phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế huyện A Lưới trong Chương 2.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN A LƢỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện A Lƣới và cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế huyện A Lƣới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)