Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 43 - 46)

1.2.4.1. Môi trường luật pháp, cơ chế chính sách liên quan đến quản lý nợ thuế

Công tác quản lý nợ thuế trong quá trình thực hiện thường bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan nhất định.

Nhóm yếu tố này chủ yếu xuất phát từ phía cơ quan quản lý thuế, cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy trình quản lý nợ của cơ quan thuế. Quy trình quản lý nợ hợp lý hay không hợp lý sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý nợ thuế vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thao tác nghiệp vụ của cán bộ thuế.

Thứ hai, các công cụ h trợ quản lý thuế như hệ thống phần mềm h trợ về kê khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế cũng là yếu tố quan trọng tác động đến công tác quản lý nợ.

Thứ ba, chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế. Chính sách, pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế. Trong trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhưng cơ quan thuế vẫn tính phạt nộp chậm lại càng làm cho số nợ đọng tăng lên, sẽ càng làm cho việc quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn. Khi đó việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế lại càng không chính xác.

1.2.4.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao hoặc chính sách về thắt chặt chi tiêu công…, khi đó Chính phủ sẽ phải thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, áp dụng mức lãi suất tín dụng cao sẽ làm cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào tăng. Điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tăng làm cho hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp giảm nhiều, dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn không có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố tình chây ỳ nộp thuế dù biết có thể bị phạt chậm nộp từ phía cơ quan thuế.

Đặc điểm của nền kinh tế cũng là một yếu tố tác động đến công tác đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu về thuế thì nền kinh tế lạc hậu thì ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp

thuế thường không cao. Ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế cũng là một yếu tố tác động quan trọng đến hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Giả sử ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của đối tượng nộp thuế không tốt, cố tình dây dưa chây ỳ không nộp thuế, hoặc trường hợp do chính sách quy định chưa rõ ràng thì đối tượng nộp thuế sẽ cố tình áp dụng tính thuế sai, khi cơ quan thuế phát hiện ra truy thu thì lại khiếu nại, cố tình không nộp…

1.2.4.3. Công tác tổ chức quản lý, phối hợp và trình độ, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công tác quản lý nợ thuế

Thứ nhất, quy định về trách nhiệm bộ phận quản lý nợ và công chức thuế trong công tác quản lý nợ: Công chức làm công tác quản lý nợ ở hầu hết các đội thuế đều chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, năng lực hạn chế; việc xác minh thông tin để thực hiện cưỡng chế chưa triệt để, chưa kịp thời; công tác phối hợp thu nợ giữa các ban, ngành liên quan chưa được nhịp nhàng, thiếu đồng bộ. Nghiêm trọng hơn, đã có trường hợp lãnh đạo một số đội thuế chưa thật sự quan tâm đúng mức đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, trong khi cán bộ được giao phụ trách địa bàn chưa thật sự chú trọng đến công tác thu hồi nợ của đơn vị mình được phân công phụ trách. Rất nhiều trường hợp, việc nắm bắt thông tin chỉ thông qua các đợt kiểm tra hoặc gọi điện thoại hỏi thăm tình hình..., nếp nghĩ, cách làm và trình độ chuyên môn của một số cán bộ có tuổi đời cao chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa ngành thuế, đặc biệt trong ứng dụng tin học.

Thứ hai, sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận quản lý nợ và các bộ phận liên quan khác trong quản lý nợ và đôn đốc thu nộp thuế: Sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ thuế cũng rất quan trọng. Chẳng hạn như, trường hợp cung cấp số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng, hoặc tại một số địa phương, Ủy ban nhân dân nếu không quan

tâm chỉ đạo sát sao các cơ quan chức năng trong công tác phối hợp với cơ quan thuế để đôn đốc, cưỡng chế nợ thì cũng làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuế về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức: Việc tổ chức rà soát đưa các công chức có trình độ, đạo đức nghề nghiệp, năng lực và tâm huyết với công việc để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mực để khích lệ và phát huy năng lực, sở trường của họ hoặc có đào tạo phát triển thì lại chung chung, không có sàng lọc mạnh ai người ấy đi. Việc sắp sếp công việc cho từng công chức theo năng lực, sở trường chưa được phù hợp dẫn đến tình trạng người này giỏi việc này lại được phân công làm việc khác… nên đủ người, đủ vị trí nhưng công việc không xuôi hoặc nói cách khác là nhiều thầy, ít thợ, ch thừa vẫn thừa, ch thiếu vẫn thiếu.

1.2.4.4. Nhận thức của doanh nghiệp và người nộp thuế

Ý thức trách nhiệm về nghĩa vụ thuế của NNT chưa cao trong việc thực hiện Luật QLT còn cố tình dây dưa, chây ì không nộp ngay số tiền thuế phải nộp trong kỳ tính thuế vào ngân sách nên đã dẫn đến số nợ thuế có khả năng thu tăng nhanh.

Một số Doanh nghiệp thay đổi thông tin về tài khoản tại các ngân hàng nhưng không thông báo và điều chỉnh thông tin với Chi cục Thuế dẫn đến việc phối hợp và xác minh thu thập thông tin để áp dụng cưỡng chế còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)