Tăng cường trách nhiệm bộ phận quản lý nợ và công chức thuế trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 96 - 97)

trong quản lý nợ thuế

Thời gian qua, hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế chưa cao có một phần trách nhiệm của bộ phận quản lý nợ thuế, tinh thần công chức thuế chưa cao, chuyên môn nghiệp vụ chưa vững. Do vậy, thời gian tới phải tổ chức sắp xếp bố trí lại. Thêm vào đó, việc chưa gắn lương, thưởng và các lợi ích khác của cán bộ quản lý nợ với việc hoàn thành trách nhiệm được giao. Chính vì vậy, Chi cục cần bổ sung lực lượng cán bộ cho Đội Kiểm tra - Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Đồng thời, cần tổ chức sắp xếp bố trí luân phiên luân chuyển cán bộ đi và đến bộ phận quản lý nợ, tăng cường lực lượng cán bộ của bộ phận quản lý thu nợ ở Chi cục Thuế đảm bảo đối tượng nộp thuế phải có cán bộ quản lý cụ thể theo dõi đôn đốc nộp thuế. Lãnh đạo Chi cục Thuế cần giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho Lãnh đạo Đội Kiểm tra - Quản lý nợ và cưỡng chế thuế để tăng cường trách nhiệm cho bộ phận này.

Bất cập của công tác quản lý nợ và cưỡng chế n ợ thuế hiện nay của Chi cục Thuế huyện là việc phân công cán bộ quản lý nợ chưa hợp lý, hiện tại Đội Kiểm tra - Quản lý và cưỡng chế nợ thuế chủ yếu phân công nhiệm vụ quản lý nợ cho một số công chức trong đội, đội có 05 công chức nhưng chỉ phân công 01 đến 02 công chức thực hiện quản lý nợ, mặc dù các công chức đó cũng phải thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra như các công chức khác. Chính sự phân công công việc chưa hợp lý đó nên chất lượng công tác quản lý nợ thời gian qua chưa cao. Do vậy, cần thay đổi sự phân công cán bộ quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo hướng phân giao đồng đều cho tất cả các công chức trong đội, phân công khép kín từ việc quản lý doanh nghiệp, kiểm tra doanh nghiệp đến quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, như vậy công chức của đội sẽ nắm bắt sát sao tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có tham mưu

các biện pháp quản lý nợ và cưỡng lý nợ phù hợp đối với từng doanh nghiệp. Hoặc có thể phân công quản lý theo ngành nghề, lĩnh vực hoặc loại hình kinh tế một cách rõ ràng trên cơ sở nhu cầu công việc và trình độ cán bộ. Đảm bảo m i cán bộ quản lý nợ được giao quản lý một số đối tượng nợ thuế, khoản nợ thuế phù hợp, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trên cơ sở quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của Tổng cục thuế, Chi cục thực hiên xây dựng quy trình phù hợp với đặc điểm điều kiện thực tế của Chi cục và niêm yết công khai để tất cả công chức và người nộp thuế được biết. Khi đó NNT và công chức thuế sẽ giám sát lẫn nhau để ngăn chặn các trường hợp vô trách nhiệm trong giải quyết công việc.

Bên cạnh việc xây dựng chỉ tiêu thu nợ thuế cho từng Đội thuế để làm căn cứ đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế, thì hàng năm Chi cục phải xây dựng chỉ tiêu thu nợ cho Đội Kiểm tra - Quản lý và cưỡng chế nợ thuế và từng cán bộ, công chức quản lý nợ để đánh giá chất lượng công chức hàng năm. Đồng thời, đưa vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua, đánh giá công chức nếu cán bộ công chức phụ trách quản lý nợ, đôn đốc thu nộp không hoàn thành chỉ tiêu đôn đốc thu nộp, để nợ thuế của các đối tượng mình phụ trách. Trường hợp việc không hoàn thành nhiệm vụ đôn đốc thu nộp và thu hồi nợ đọng mà có nguyên nhân khách quan, thì cần xem xét thỏa đáng những nguyên nhân khách quan này để có phương án xử lý phù hợp. Cần xử lý nghiêm công chức có vi phạm, thông đồng hoặc bao che cho người nộp thuế để phát sinh nợ thuế, không thu hồi nợ đọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 96 - 97)