Khái niệm, đặc điểm quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 29 - 30)

1.2.1.1. Khái niệm quản lý nợ thuế

Quản lý nợ thuế là công tác đảm bảo cho các khoản thuế được thu đúng, đủ và kịp thời đồng thời đảm bảo cho các cơ quan thuế thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao phó. Đó là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và các khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý và thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi số thuế nợ của người nộp thuế. [11]

Quản lý nợ là một trong bốn chức năng cơ bản trong mô hình quản lý thuế theo chức năng, bao gồm: Tuyên truyền - h trợ NNT, kê khai - kế toán thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; thanh tra - kiểm tra thuế.

1.2.1.2. Đặc điểm quản lý nợ thuế

Thứ nhất, quản lý nợ thuế là hoạt động quản lý nhà nước. Quản lý nợ thuế là hoạt động của cơ quan thuế và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền do đó, nó chính là hoạt động quản lý nhà nước và có đầy đủ những đặc điểm của hoạt động quản lý nhà nước.

Về cơ quan thực hiện: Cơ quan có chức năng thực hiện quản lý nợ thuế là cơ quan thuế các cấp, phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Về biện pháp áp dụng: Biện pháp áp dụng trong quản lý nợ thuế là biện pháp hành chính, mang tính chất bắt buộc cao và thể hiện quyền lực của Nhà nước. Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của NNT với NSNN. Do đó, hành vi chậm nộp tiền thuế vào NSNN là hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Vì vậy, trong quản lý thuế, biện pháp áp dụng chỉ có biện pháp hành chính, không áp dụng biện pháp thoả thuận...

Về tính chất bắt buộc: Tính chất bắt buộc của các biện pháp quản lý nợ thuế rất cao, do được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

Thứ hai, hoạt động quản lý nợ thuế mang tính chuyên môn, nghiệp vụ cao. Quản lý nợ thuế là một trong 04 khâu của mô hình quản lý thuế theo chức năng, bao gồm: Tuyên truyền, h trợ NNT; kê khai - kế toán thuế; quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế; thanh tra - kiểm tra thuế. Quản lý nợ có vai trò quan trọng trong quản lý thuế và có mối quan hệ mật thiết với 03 khâu còn lại trong mô hình quản lý theo chức năng. Do đó, để thực hiện quản lý nợ đạt hiệu quả cao, công chức quản lý nợ thuế không chỉ phải có hiểu biết về công tác quản lý nợ thuế mà còn phải có hiểu biết đầy đủ về các quy trình liên quan: Kê khai - kế toán thuế, thanh tra - kiểm tra thuế ... Bên cạnh đó, để thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng nợ thuế, xem xét, phân loại nợ thuế... thì công chức quản lý nợ thuế phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng về quy trình quản lý nợ thuế, luật quản lý thuế và các luật thuế có liên quan. Vì vậy, hoạt động quản lý nợ thuế mang tính chuyên môn, nghiệp vụ rất cao và có tính đặc thù riêng.

Thứ ba, hoạt động quản lý nợ thuế gắn liền với thực hiện pháp luật thuế và quản lý thuế. Quản lý nợ thuế là một trong những hoạt động để đảm bảo nâng cao hiệu lực quản lý thuế và đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm minh trong thực tế. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện quản lý nợ thuế, công chức quản lý nợ thuế cũng phải gắn chặt với pháp luật thuế cũng như luật quản lý thuế để đảm bảo tính đúng đắn của các biện pháp thực thi, đảm bảo quản lý nợ thuế thực hiện đúng chức năng của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 29 - 30)