Công tác giao dự toán ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh lâm đồng giai đoạn 2011 2015 (Trang 55)

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

2.2.3. Công tác giao dự toán ngân sách

Hằng năm, sau khi HĐND tỉnh phê chuẩn dự toán ngân sách (thông thường ở Lâm Đồng triển khai từ ngày 01 đến ngày 12/12 hằng năm; Năm 2006: Quyết định số 3.152/QĐ-UBND ngày 10/12/2006; Năm 2008: Theo Quyết định số 3568/QĐ- UBND ngày 07/12/2007; Năm 2010: Theo Quyết định số 3050 ngày 10/12/2009); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định giao dự toán thu chi ngân sách và giao cho Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Cục thuế hướng dẫn tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đó, Sở Kế hoạch - Đầu tư tiến hành giao dự toán vốn xây dựng cơ bản, Sở Tài chính phối hợp với Cục thuế triển khai công tác giao dự toán thu và chi đối với các đơn vị và ngân sách cấp dưới (thông thường được thực hiện trong vào những ngày cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 01 hằng năm; Năm 2007: Thông báo số 1568/STC-TB ngày 10/12/2006; Năm 2009 thông báo số 1658/STC-TB ngày 15/12/2012; Năm 2010 thông báo số 1857/STC-TB ngày 11/12/2009…). Việc giao dự toán trên một số lĩnh vực thể hiện cụ thể như sau:

2.2.3.1- Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản

- Đối với các chủ đầu tư: Sở Kế hoạch - Đầu tư thông báo kế hoạch vốn đối với từng công trình, dự án thuộc nguồn vốn ngân sách tỉnh đồng thời thông báo phương thức quản lý và thanh toán vốn để các chủ đầu tư biết triển khai thực hiện;

Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước căn cứ quy định về phân cấp xây dựng cơ bản, thông báo phân cấp danh mục công trình thực hiện kiểm soát thanh toán tại cơ quan KBNN tỉnh hoặc KBNN các huyện, thành phố.

Đối với chủ đầu tư công trình, dự án sử dụng vốn ngân sách huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo kế hoạch vốn đối với từng công trình, dự án, các chủ đầu tư thực hiện thanh toán kiểm soát tại KBNN trên địa bàn.

Việc giao dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện kịp thời đến các chủ đầu tư ngay từ đầu năm nên các đơn vị có điều kiện thực hiện triển khai dự án. Mặt khác giao tách biệt giữa các nguồn vốn ngân sách, ít có tính trạng một công trình nhưng bố trí nhiều nguồn vốn nên thuận lợi trong công tác kiểm soát và thanh quyết toán vốn đầu tư. Tuy nhiên, một số nguồn vốn đối ứng, vốn chuẩn bị đầu tư còn phân bổ chậm, thường khoảng tháng 5 hằng năm mới thực hiện, làm cho các chủ đầu tư còn bị động trong việc triển khai dự án.

2.2.3.2. Đối với chi thường xuyên

Sở Tài chính và UBND cấp huyện đã tiến hành thông báo dự toán ngay từ đầu năm cho các đơn vị dự toán cấp I trực thuộc để tạo quyền chủ động cho các đơn vị. Vì vậy những khoản chi phát sinh ngay từ đầu năm đã được đáp ứng. Do khi lâp dự toán ngân sách đã phân định cụ thể từng nội dung chi và đơn vị thụ hưởng, vì vậy việc giao dự toán có nhiều điểm thuận lợi. Tuy nhiên như đã nêu trên, do việc lập dự toán còn để một số chỉ tiêu chưa phân bổ nên khi giao dự toán cũng không giao chỉ tiêu này. Mặt khác tại cấp tỉnh và cấp huyện cơ quan tài chính thẩm định dự toán đối với một số đơn vị còn chưa chặt chẽ, do đó thiếu căn cứ để kiểm soát dẫn đến chưa tách bạch giữa kinh phí giao tự chủ và kinh phí giao thực hiện không tự chủ.

2.2.3.3. Đối với nguồn dự phòng ngân sách

Theo quy định của Luật NSNN, dự phòng ngân sách hằng năm phải đảm bảo từ 2-5% trên tổng chi cân đối NSĐP. Mặt khác việc giao chỉ tiêu cho nguồn này không được thấp hơn số ngân sách cấp trên phân bổ. Qua tìm hiểu tác giả nhận thấy ngân sách cấp tỉnh và cấp huyện đã thực hiện đúng quy định, hằng năm bố trí khoảng 2,5 %- 2,7% trên tổng chi cân đối NSĐP tương ứng với số kinh phí khoảng 50 tỷ đối với cấp tỉnh, 6 tỷ đối với cấp huyện (tính cho một huyện). Riêng đối với ngân sách cấp xã, các địa phương còn chưa quan tâm trong việc bố trí nguồn dự

49

phòng, nhiều xã phân bổ còn thấp, chỉ đạt khoảng 1,8% trên tổng chi cân đối (huyện Đạ Huoai có 02 xã: Phước Lộc và Đoàn kết; thành phố Đà lạt có 02 phường: Phường 10 và Phường 7; Huyện Đức Trọng có 01 xã, huyện Lâm Hà có 05 xã…)

2.2.3.4. Đối với các chương trình mục tiêu

Trên cơ sở nguồn vốn của NSTW bố trí cho các CTMT hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã trình HĐND tỉnh phê chuẩn dự toán chi đối với từng CTMT để các Sở ngành có cơ sở triển khai thực hiện. Ngoài phần giao dự toán bằng với số ngân sách trung ương phân bổ, để thuận lợi hơn cho việc thực hiện các chương trình mục tiêu, Ủy ban nhân dân tỉnh đã trình HĐND tỉnh bổ sung bằng vốn đối ứng từ NSĐP. Đây cũng là điểm tiến bộ một phần thúc đẩy nhanh việc thực hiện các CTMT, giảm bớt gánh nặng đối với ngân sách Trung ương, phát huy hiệu quả trong việc quản lý sử dụng vốn các CTMT quốc gia. 2.2.4. Chấp hành ngân sách

2.2.4.1- Quản lý thu ngân sách

- Kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách 2006-2010:

Kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được chi tiết tại phụ lục số 03. Sau đây tác giả xin phân tích một số chỉ tiêu cơ bản, cụ thể:

Bảng 2.4 – MỘT SỐ CHỈ TIÊU THU CƠ BẢN GIAI ĐOẠN 2006-2010

Đ.v.t: tỷ đồng Chỉ tiêu DTTW giao DTĐP giao TH 2006-2010 % so DTTW (%) % so DTĐP (%) Tổng thu NSNN 7.982,1 10.600 11.696 146,03 110,34 - Thu thuế phí lệ phí 5.808 6.709 6.200,4 106,76 92,41 + Tỷ lệ huy động vào NS so với GDP 13% 8,1% - Thu đất nhà 1.408 1.870,2 2.357,4 167,43 126,05 - Thu khác ngân sách 304 319,5 433,3 142,54 135,61 - Thu không cân đối và các

khoản thu quản lý qua quỹ ngân sách

410,6 1.519,35 2.016,8 491,19 132,74

Nguồn: Quyết toán thu chi ngân sách tại Sở Tài chính Lâm Đồng

Từ kết quả thực hiện thu nêu trên, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hằng năm đều đạt và vượt so với nhiệm vụ trung ương và địa phương giao, cả

nhiệm kỳ thực hiện được 11.696 tỷ đồng, đảm bảo mục tiêu Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ nhiệm kỳ 2006-2010 đề ra. Đạt được chỉ tiêu nêu trên chính là kết quả của quá trình chấp hành luật, chế độ quản lý, điều hành thu ngân sách ở các nội dung thu chủ yếu như sau:

- Thứ nhất, quản lý thu thuế, phí lệ phí:

Ngành thuế tỉnh Lâm Đồng quản lý thu 33.812 người nộp thuế, gồm 141 doanh nghiệp nhà nước, 145 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 5.128 doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã; 28.398 hộ kinh doanh các thể. Công tác quản lý người nộp thuế được quản lý theo quy trình quản lý khai, nộp thuế và quản lý thuế của Tổng Cục thuế

Trong công tác tuyên truyền, Ngành thuế các cấp đã phối hợp với Ban Tuyên giáo địa phương để định hướng kế hoạch, nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế tới các cơ quan ngôn luận. Một số địa phương đã xây dựng quy chế phối hợp tuyên tuyền, phổ biến pháp luật thuế giữa các cơ quan: Cơ quan thuế - Ban Tuyên giáo - Uỷ Ban mặt trận tổ quốc - Hội nông dân - Hội liên hiệp phụ nữ - Đoàn thanh niên - Liên đoàn lao động,... Đã thực hiện in, phát hành miễn phí các ấn phẩm tuyên truyền về thuế dưới dạng tờ rơi, tờ gấp, sách hướng dẫn, hỏi-đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và thí điểm đưa pháp luật thuế vào giảng dạy trong một số trường học. Thực hiện tuyên truyền, biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân điển hình thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, tạo mối quan hệ giữa cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế.

Đối với việc hỗ trợ người nộp thuế: Đã giải đáp vướng mắc về chính sách và các thủ tục về thuế thông qua nhiều hình thức hỗ trợ, cụ thể như: Hỗ trợ trực tiếp cho người nộp thuế 10.151 lượt người; hỗ trợ qua điện thoại cho người nộp thuế là 4.285 lượt người; Hỗ trợ bằng văn bản cho người nộp thuế là 2.593 văn bản; hàng năm có tổ chức nhiều cuộc đối thoại cho cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội..., tổ chức tập huấn về chính sách thuế và thủ tục hành chính thuế; xây dựng mục trả lời (hỏi-đáp) trên website; triển khai bộ phận “một cửa” tại cơ quan quản lý thuế các cấp để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nộp thuế trong việc thực hiện các thủ tục về thuế.

Về công tác đăng ký thuế, kê khai thuế: Việc chấp hành đăng ký thuế của người nộp thuế có chuyển biến tích cực. Đã thống nhất áp dụng mã số thuế giữa cơ

51

quan Hải quan và cơ quan Thuế, thống nhất mã số đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế thành 1 mã số doanh nghiệp duy nhất theo cơ chế 1 cửa liên thông với Sở Kế hoạch - Đầu tư; từ đó rút ngắn được thời gian cấp mã số thuế trước đây từ 30 ngày nay xuống còn 5 ngày. Tăng cường kiểm tra để quản lý các cơ sở kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh, ngừng kinh doanh, giải thể, di chuyển địa bàn; phát hiện những cơ sở thực tế kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh để đưa vào diện quản lý thuế. Số lượng tờ khai phải nộp đúng hạn, đúng nội dung của người nộp thuế cũng tăng lên đáng kể, cụ thể: Năm 2010 số lượng người nộp thuế phải nộp tờ khai (của một số sắc thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập cá nhân) tăng 19% so với cùng kỳ năm 2009; Số người nộp thuế đã nộp tờ khai thuế của tất cả các sắc thuế năm 2010 tăng 11% so với năm 2009; Số lượng tờ khai người nộp thuế nộp đúng hạn đã đạt được 90%.

Về công tác kiểm tra, thanh tra thuế: Cơ quan thuế đã kiểm tra các loại hồ sơ khai thuế tại trụ sở của cơ quan thuế và kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế nhằm kiểm soát việc kê khai của người nộp thuế, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, vừa chống thất thu thuế và vừa là biện pháp nhắc nhở để hỗ trợ người nộp thuế nâng cao tính tuân thủ nghĩa vụ thuế. Về thanh tra thuế đã dựa trên cơ sở thu thập thông tin và phân tích thông tin, đánh giá mức độ tuân thủ và xác định rủi ro, phân loại doanh nghiệp để quyết định việc thanh tra thuế đối với từng trường hợp có vi phạm pháp luật thuế hoặc có rủi ro về thuế. Việc thực hiện thanh tra theo quy định của Luật quản lý thuế vừa tập trung được nguồn lực để thực hiện công tác thanh tra đúng đối tượng theo qui định đồng thời chống thất thu về thuế có hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho những người nộp thuế đã chấp hành tốt pháp luật thuế.

Các khoản thuế trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân tại địa phương đã triển khai thu tương đối tốt (thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007 tăng 3%, so dự toán giao đầu năm, năm 2009 tăng 2,24%, năm 2010 tăng 3%) đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài và các Ngân hàng thương mại với nhiều hình thức như: Quản lý kê khai, kế toán thuế thường xuyên; thanh tra kiểm tra thuế, truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp của nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Thu thuế nhà đất liên tục trong nhiều năm đều đạt tỷ lệ khá

so với dự toán được giao (năm 2007 tăng 3%, năm 2009 tăng 16%, năm 2010 tăng 34%). Nguyên nhân là do việc triển khai thu được thực hiện từ các tổ dân phố, các thôn đến các xã, phường, thị trấn. Chỉ tiêu thu được giao cho từng cơ sở và đưa vào chỉ tiêu bình xét thi đua của tập thể và từng cá nhân ở nơi cư trú.

Các khoản thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt được triển khai bằng nhiều biện pháp như công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế, triển khai thực hiện tốt ứng dụng kê khai mã vạch hai chiều. Tăng cường đôn đốc nộp tờ khai, kiểm soát việc kê khai nộp thuế của đối tượng chịu thuế. Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều doanh nghiệp kinh doanh chế biến chè và thu mua cà phê, ăn uống, dịch vụ du lịch, với số thu từ thành phần kinh tế này chiếm khoảng 40% tổng số thu thuế của toàn tỉnh. Nhận thức được điều này ngành thuế cũng đã tăng cường phối hợp với các cơ quan Công an, Tài nguyên môi trường để thanh kiểm tra thuế, chống thất thu ngân sách. Qua đó đã khấu trừ giảm thuế giá trị gia tăng đầu vào trong giai đoạn khoảng 26 tỷ đồng.

Thu phí, lệ phí hằng năm đều tăng so dự toán đầu năm. Khoản thu này tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc ban hành kịp thời các quy định về phí, lệ phí, mức thu và tỷ lệ điều tiết. Nhiều khoản thu phí, lệ phí cấp ngân sách xã được hưởng đồng thời nhiều khoản thu Nhà nước có cơ chế trích lại cho các đơn vị một tỷ lệ nhất định (thường từ 10%-60% tùy từng loại thu), phần còn lại nộp ngân sách, làm cho các đơn vị tích cực trong việc triển khai thu và thực hiện thu một cách hiệu quả. Ngoài ra, hầu hết các đơn vị thực hiện thu đều thực hiện nộp tờ khai cho Cục thuế và nộp tiền kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Thứ hai, thu từ đất, nhà:

Phương pháp theo dõi của địa phương, thu từ nhà đất bao gồm3 khoản thu: thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê mặt đất, mặt nước và thu tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, trong giai đoạn này các khoản thu trên đều tăng mạnh, chiếm khoảng 20% trong tổng thu ngân sách nhà nước.

Khoản thu này đạt tỷ trọng khá là do nguồn quỹ đất của tỉnh còn tương đối cao, việc thẩm định giá để trình UBND tỉnh phê duyệt đơn giá giao quyền sử dụng đất hoặc kết quả đấu giá đã được rút ngắn thời gian từ 15 ngày xuống còn từ 5-7 ngày; thị trường bất động sản vẫn còn sôi động. Nhiều địa phương trong tỉnh đã

53

triển khai thực hiện cơ chế đổi đất lấy hạ tầng như thành phố Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh vừa vừa huy động được nguồn vốn của các Nhà đầu tư trong khi nguồn ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu vừa tạo được nguồn thu kịp thời cho ngân sách. Ngoài ra, trong giai đoạn này UBND tỉnh đã áp dụng cơ chế để lại khoản tăng thu tiền đất cho các địa phương, đã thúc đẩy các địa phương tập trung cho công tác đôn đốc, chỉ đạo đối với khoản thu này.

- Thứ ba, thu khác ngân sách: Tỷ trọng thu khác trong ngân sách không lớn,

chiếm khoảng 5% trong tổng thu ngân sách nhà nước. Qua các năm, khoản thu này đều tăng đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do chỉ tiêu thu tiền bán cây đứng tăng do tăng sản lượng khai thác và tận thu tận dụng các sản phẩm từ rừng. Thu khác ngân sách phát sinh trên địa bàn huyện là khoản thu ngân sách cấp huyện được hưởng 100% và trên địa bàn các xã thu được hưởng 100% do đó các huyện, xã đã thường xuyên chủ động đôn đốc làm cho số thu này các năm vượt dự toán tương đối lớn.

- Thứ tư, thu không cân đối ngân sách và các khoản thu quản lý qua quỹ

ngân sách: Trong chỉ tiêu này, các khoản thu chủ yếu bao gồm thu học phí, viện phí,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh lâm đồng giai đoạn 2011 2015 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)