Đối với công tác phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp NS:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh lâm đồng giai đoạn 2011 2015 (Trang 88 - 90)

3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU CHI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN

3.3.1. Đối với công tác phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp NS:

- Về việc quy định định mức phân bổ ngân sách

+ Định mức phân bổ đối với ngân sách cấp huyện: Việc phân vùng đối với cấp huyện được nên phân thành 04 nhóm, cụ thể: thành phố Đà lạt, Bảo Lộc thuộc nhóm 1, các huyện Đức Trọng, Bảo Lâm thuộc nhóm 2 - huyện có số địa bàn hành chính từ 15 đơn vị trở xuống và có trên 100.000 dân; huyện Di Linh, Lâm Hà thuộc nhóm 3 - huyện có số địa bàn hành chính từ 15 đơn vị trở lên và có trên 100.000 dân; 06 địa phương còn lại thuộc nhóm 4 – huyện có dưới 50.000 dân và có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Việc phân vùng này có thể hiệu quả do số địa bàn hành chính ổn định trong nhiều năm, đồng thời chỉ tiêu dân số ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý của các cấp chính quyền ở địa phương.

Đối với sự nghiệp giáo dục, để thực hiện chính sách giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và đảm bảo chi khác cho các cơ sở giáo dục, cần phải nghiên cứu quy định định mức phù hợp hơn, có thể quy định tính theo mức lương của từng thời điểm để các cơ sở giáo dục có điều kiện chi xây dựng, sửa chữa nhỏ bàn ghế, trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất hoặc chi các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

+ Định mức phân bổ đối với ngân sách cấp xã: Việc phân vùng đối với cấp xã nên phân theo loại xã để phù hợp với một số các tiêu chí quy định về số lương cán bộ công chức cấp xã theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về số lượng và chế độ đối với cán bộ công chức cấp xã. Ngày 26/01/2010, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định số 139/QĐ-UBND quy định về việc giao số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Lâm Đồng (xã loại I có 72 xã – số lượng CBCC là 25 người, xã loại II có 64 xã– số lượng CBCC 23 người, xã loại III có 12 xã – số lượng CBCC ). Việc phân loại xã làm cơ sở để quy định số lượng CBCC phù hợp với đặc điểm hoạt động của xã. Vì vậy, nếu tiếp tục phân bổ theo vùng như đã nêu ở phần thực trạng sẽ không phù hợp vì sẽ dẫn đến tình trạng xã vùng sâu, có số lượng CBCC ít nhưng vẫn được bố trí định mức cao.

81

Ngoài ra, cũng để tránh tình trạng nêu trên, định mức phân bổ ngân sách cũng nên phân bổ theo quỹ lương và chi khác trên cơ sở biên chế (số lượng) đã quy định để có sự công bằng giữa biên chế của các cơ quan đơn vị với biên chế của UBND cấp xã nhằm khuyến khích các xã thực hiện chế độ tự chủ về biên chế và kinh phí, trong trường hợp các xã tiết kiệm được biên chế sẽ có điều kiện tăng thu nhập cho CBCC cấp xã.

- Về phân cấp nguồn thu

Về cơ bản việc phân cấp nguồn thu giai đoạn 2006-2010 đã và đang thực hiện tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, năng lực quản lý ở các địa phương đã ngày một được nâng lên, vì vậy công tác quản lý thu phải thực hiện theo hướng phân cấp nhiều hơn nữa công tác quản lý thu cho các địa phương, tức là Cục thuế tỉnh chỉ quản lý thu những doanh nghiệp có quy mô lớn để gắn trách nhiệm của địa phương đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Vì vậy việc phân cấp nguồn thu cũng phải tương đồng với việc phân cấp quản lý thu theo hướng: Cấp nào quản lý thu thì cấp đó phải được hưởng tỷ lệ phần trăm trên khoản thu đó.

Ngoài ra, đối với tiền sử dụng đất và tiền thuê mặt đất, mặt nước, tỉnh Lâm Đồng cũng cần xem xét quy định tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp huyện (hiện nay đang thực hiện điều tiết 100% cho ngân sách cấp tỉnh) để tăng cường công tác quản lý và khai thác quỹ đất một cách hợp lý trên địa bàn đồng thời có nguồn để đầu tư cơ sở hạ tầng tại địa phương, tránh tình trạng như hiện nay chỉ có tăng thu mới được xem xét cấp lại để đầu tư kết cấu hạ tầng.

- Về phân cấp nhiệm vụ chi

+ Đối với cấp huyện: Quy định phân cấp nhiệm vụ chi khoa học công nghệ cho ngân sách cấp huyện sẽ khuyến khích được nhiều đề tài khoa học áp dụng trong thực tiễn ở cơ sở.

+ Đối với ngân sách cấp xã

. Điều chỉnh Quyết định 54/2007/QĐ-UBND ngày 06/10/2007 theo hướng phân cấp quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trong tỉnh để khuyến khích các xã tăng thu, tăng

nguồn để chi đầu tư phát triển đồng thời phù hợp với quy định của HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi.

. Phân cấp chi sự nghiệp nông, lâm thủy lợi cho UBND cấp xã để xã có điều kiện đẩy mạnh hoạt động nông lâm thủy trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới hiện nay.

. Phân cấp chi đảm bảo xã hội cho ngân sách cấp xã vì hầu hết các đối tượng chính sách xã hội tập trung trên địa bàn xã. Nếu xã thực hiện quản lý trực tiếp việc chi tiêu cho các đối tượng sẽ giúp cho xã quản lý đối tượng một cách thuận lợi, chi tiêu được kịp thời hơn.

- Đối với công tác giám sát của HĐND các cấp, cần phải thực hiện các giải pháp sau

+ Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với HĐND, trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân sách có những vấn đề Cấp ủy đảng nên có định hướng và quyết định sau tổ chức thảo luận lắng nghe ý kiến HĐND. Đối với một số công trình trọng điểm, quan trọng hay những vấn đề liên quan đến chi ngân sách lớn, Hội đồng nhân dân cần có thông tin ngay từ đầu để phối hợp, xem xét, quyết định.

+ Sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của HĐND, làm rõ vai trò của Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát và quy định rõ chế tài trách nhiệm các đơn vị, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.

+ Tăng số đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách và lực lượng chuyên viên giúp việc cho Thường trực và các Ban của HĐND, nhất là Ban Kinh tế - Ngân sách. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ nâng cao năng lực cho các thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; thường xuyên tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm cho các đại biểu HĐND và đội ngũ chuyên viên tham mưu, giúp việc của Văn phòng HĐND để đảm bảo hiệu quả hoạt động giám sát ngân sách nhà nước tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh lâm đồng giai đoạn 2011 2015 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)