NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh lâm đồng giai đoạn 2011 2015 (Trang 104 - 106)

3.4.1. Đối với Quốc Hội, Chính phủ

- Về số bổ sung từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương: Đối với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách thì khoản thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn để thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên nếu trong thời kỳ ổn định mà NSTW không tăng mức trợ cấp sẽ gây khó khăn cho địa phương trong cân đối các khoản chi để bù đắp phần trượt giá và các chế độ chính sách mới. Vì vậy số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách địa phương hằng năm cần tăng một tỷ lệ nhất định theo khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, ít nhất bằng với tỷ lệ lạm phát.

- Luật NSNN năm 2002 cần được sửa đổi đề phù hợp hơn, cụ thể:

. Luật NSNN đã quy định dự phòng ngân sách để chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, nhiệm vụ phát sinh quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán. Tuy nhiên, chưa có quy định tiêu chí để xác định nhiệm vụ nào là cấp bách được bổ sung từ dự phòng, nên còn có một số trường hợp sử dụng dự phòng chưa đúng với quy định của Luật

NSNN. Vì vậy cần sửa đổi bổ sung cụm từ “ nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh

ngoài dự toán” bằng cụm từ “chế độ, chính sách mới chưa bố trí trong dự toán và nhiệm vụ cần thiết khác phát sinh ngoài dự toán”. Đồng thời bổ sung thêm quy

định các cơ quan nhà nước, địa phương, đơn vị dự toán khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc được phép dự phòng để chủ động thực hiện các nhiệm vụ

chi đột xuất trong năm (sau khi thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp)

. Đối với các khoản thu phân chia cho ngân sách cấp xã: Chỉ quy định một số khoản thu bắt buộc phải điều tiết cho ngân sách xã, không quy định cụ thể tỷ lệ phần trăm. Việc quyết định tỷ lệ phần trăm các khoản thu do HĐND cấp tỉnh quyết định theo tình hình thực tế ở địa phương.

97

. Quốc Hội quyết định dự toán tổng thu, tổng chi NSNN, chi đầu tư, chi thường xuyên, chi dự phòng. Trong chi thường xuyên không quy định chi tiết đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ vì nó dẫn đến khả năng không chủ động cho địa phương trong phân bổ và quyết định ngân sách.

. Về thẩm quyền ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN: Để đảm bảo tính thống nhất về chính sách, chế độ, Luật NSNN cần phải quy định cụ thể thẩm quyền ban hành như sau:

Chính phủ quy định những chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của cả nước như: Chế độ tiền lương, trợ cấp xã hội, chế độ đối với người có công với cách mạng, tỷ trọng chi ngân sách thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ trong tổng chi NSNN.

Thủ tướng Chính phủ quyết định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong cả nước. Đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu để phù hợp với đặc điểm của địa phương. Thủ tướng Chính phủ quy định khung và giao HĐND tỉnh quyết định cụ thể.

Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các ngành, lĩnh vực sau khi thống nhất với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; trường hợp không thống nhất, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi quyết định.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị hành chính thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí được ban hành chế độ chi tiêu nội bộ.

Việc ban hành chế độ, chính sách từ Trung ương đến địa phương chỉ được thực hiện khi ngân sách đã đảm bảo được nguồn.

- Đối với Luật quản lý thuế, cần bổ sung những nội dung sau để cơ quan thuế thuận tiện trong quá trình thực hiện:

+ Trường hợp ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, tổ chức được cơ quan quản lý thuế uỷ nhiệm thu thế, người bảo lãnh chậm chuyển tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước thì phải nộp tiền lãi chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển.

+ Bổ sung quy định phân kỳ nộp thuế đối với trường hợp người nộp thuế có số thuế nợ hoặc bị truy thu thuế với số thuế lớn theo kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đề xuất để cho phép người nộp thuế được nộp dần tiền thuế trong thời hạn 12 tháng đối với số thuế mà người nộp thuế bị truy thu vượt quá khả năng nộp đủ thuế một lần, trên cơ sở cam kết của người nộp thuế, phải có bảo lãnh của ngân hàng thương mại và vẫn tính lãi chậm nộp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh lâm đồng giai đoạn 2011 2015 (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)