Đánh giá chất lƣợng chovay tại AgribankChi nhánhLáng Hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ (Trang 81 - 86)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chất lƣợng chovay tại AgribankChi nhánhLáng Hạ

3.4.1. Kết quả đạt được

Trong bối cảnh ảnh hƣởng khủng hoảng của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, thị trƣờng bất động sản đóng băng, hệ thống Agribank đang trong quá trình tái cơ cấu cũng gặp rất nhiều trở ngại. Tuy nhiên, toàn thể cán bộ nhân viên Agribank Chi nhánh Láng Hạ đã cùng nỗ lực vƣợt qua khó khăn, thách thức, đẩy mạnh, nâng cao chất lƣợng cho vay. Giai đoan 2013- 2016, Chi nhánh đã đạt đƣợc những kết quả nhƣ sau:

Chi nhánh thƣờng xuyên cải tiến thủ tục vay vốn ngày một đơn giản, giúp cho các khách hàng tiếp cận vốn đƣợc thuận tiện, nhiều khách hàng đã sản xuất tốt từ nguồn vốn vay Chi nhánh, doanh thu tăng lên, phong trào sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng. Trong những năm qua, đã có nhiều khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ đã phát triển mở rộng đƣợc quy mô của mình từ nguồn vốn vay tại Chi nhánh.

Chính sách cho vay của chi nhánh hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn, phù hợp với các quy định của Agribank. Chính sách cho vay của chi nhánh đóng góp tích cực vào sự lớn mạnh của các khách hàng có quan hệ lâu năm với chi nhánh. Từ đó, góp phần vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Dƣ nợ cho vay sau khi giảm sút đã tăng trở lại. Chi nhánh đã thực hiện tốt các biện pháp để mở rộng hoạt động cho vay. Cụ thể, sau khi dƣ nợ sụt giảm, dƣ nợ năm 2015 đã tăng so với năm 2014 là 487 tỷ, đạt mức dƣ nợ 2.431 tỷ đồng và năm 2016 tiếp tục tăng nhẹ lên mức 2.450 tỷồng. Việc Chi nhánh ngày càng mở rộng cho vay đã góp phần gián tiếp làm tăng công ăn

việc làm cho dân cƣ trên địa bàn, nâng cao đời sống dân cƣ, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế xã hội.

Số lƣợng các khách hàng có quan hệ vay vốn với Chi nhánh ngày càng tăng lên. Chi nhánhđã tích cực có những biện pháp để mở rộng hoạt động, tìm kiếm và thu hút khách hàng. Trong năm 2016, Chi nhánhđã có 130 khách hàng vay vốn mới bao gồm vay cầm cố, vay vốn đời sống, vay sản xuất kinh doanh… Các khách hàng đặt niềm tin vào Chi nhánh là địa chỉ tin cậy cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc quy trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN, cũng nhƣ có các biện pháp để nhằm tận thu nợ xấu, nợ ngoại bảng, làm sạch thật sự bảng cân đối của Chi nhánh. Chất lƣợng cho vay đƣợc kiểm soát chặt chẽ, cụ thể, đến từng khách hàng, kể cả theo cơ cấu dƣ nợ.

3.4.2. Hạn chế

Hình thức cho vay tại chi nhánh còn chƣa đa dạng, phong phú. Hiện nay, chi nhánh chỉ tập trung cho vay dƣới hai hình thức chủ yếu là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức. Khách hàng chƣa có nhiều sự lựa chọn khi vay vốn của ngân hàng.

Chất lƣợng cho vay ở các Phòng giao dịch còn kém, nợ quá hạn còn cao so với mặt bằng chung. Đây là do trình độ chuyên môn của cán bộ dƣới Phòng giao dịch còn hạn chế cũng nhƣ việc kiểm tra, kiểm soát khoản nợ cũng chƣa đƣợc thực hiện tốt.

Trình độ cán bộ tại các phòng giao dịch thuộc chi nhánh chƣa đồng đều. Có Phòng giao dịch thì cán bộ hầu hết là những ngƣời trẻ tuổi, trình độ nghiệp vụ tốt, nhanh nhẹn nhƣng kinh nghiệm thì chƣa có nhiều, chƣa am hiểu về tình hình kinh tế địa bàn, nắm bắt thông tin khách hàng còn kém. Có Phòng giao dịch thì tập trung nhiều cán bộ lớn tuổi, tuy rằng có kinh nghiệm,

nắm rõ thông tin trên địa bàn nhƣng khả năng làm việc trên máy tính còn hạn chế, trình độ nghiệp vụ cũng chƣa cao chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đổi mới hiện này dẫn đến khó khăn trong thực hiện công việc. Vì vậy,Chi nhánh trong thời gian tới cần các biện pháp phân bổ cán bộ hợp lý.

Thông tin của một vài khách hàng chƣa trung thực, số liệu của các báo cáo tài chính, phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng cung cấp cho Chi nhánh bị sai lệch, dẫn đến tình trạng đánh giá chƣa đúng về năng lực tài chính, khả năng kinh doanh của khách hàng. Điều này làm cho vốn vay không đƣợc kiểm soát dẫn đến khả năng gia tăng nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh vẫn giữ ở mức tƣơng đối cao 13,2%. Mặc dù nguyên nhân nợ xấu là rủi ro khách quan, tuy nhiên, Chi nhánh cần phải có các biện pháp quyết liệt hơn nữa nhằm kiểm soát đƣợc nợ xấu.

3.4.3. Nguyên nhân

Trong quá trình thẩm định cho vay, nhiều cán bộ Ngân hàng chƣa tích cực tiếp cận khách hàng vay vốn cũng nhƣ chủ động tìm hiểu các thông tin có liên quan đến khách hàng để thẩm định phƣơng án vay vốn cũng nhƣ đƣa ra những quyết định cho vay đúng đắn. Sau khi cho vay, đôi khi việc giám sát tiến độ giải ngân món vay cũng nhƣ sử dụng tiền vay còn thiếu sát sao.

Việc thẩmđịnh tình hình tài chính, đánh giá hoạt động của khách hàng vay vốn còn nhiều vấn đề, chƣa phảnánh hoàn toàn chính xác thực trạng của khách hàng vay vốn. Chi nhánh phân tíchđánh giá tình hình khách hàng dựa trên các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp. Các báo cáo tài chính này chƣa đƣợc kiểm toán bởi cácđơn vị kiểm toán có uy tín nên mức độ tin cậy chƣa cao, tính chính xác là chƣa đủ, ảnh hƣởng đến việcđánh giá của Chi nhánh.

Cạnh tranh trong ngành Ngân hàng Việt Nam cũng trở nên ngày càng gay gắt do hội nhập kinh tế thế giới ngày càng diễn ra sâu rộng. Quá trình hội nhập

kinh tế thế giới đã tác động đến những doanh nghiệp chƣa đủ năng lực, làm cho các doanh nghiệp này làm ăn khó khăn hơn. Ngoài ra, Chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài với trình độ cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp cũng nhƣ công nghệ hiện đại.

Công tác marketing ngân hàng của Chi nhánh còn chƣa đƣợc đẩy mạnh. Chi nhánh chƣa có và kết hợp nhiều biện pháp để thu hút, lôi kéo khách hàng. Chi nhánh mới chỉ dựa và tin tƣởng trên các đổi tƣợng khách hàng truyền thống. Lƣợng khách hàng này có thể mấtđi khi các ngân hàng khác lôi kéo bằng các chính sáchƣu đãi hơn. Chính vì vậy, Chi nhánh trong tƣơng lai Chi nhánh cần có các biện pháp khuyến khích khách hàng hơn nữa.

Hệ thống văn bản pháp luật cũng nhƣ quy chế cho vay và thu hồi nợ vay còn thiếu đồng bộ và nhiều bất cập. Do vậy, cán bộ Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi. Văn bản có quy định: trong những hợp khách hàng không trả đƣợc nợ, ngân hàng thƣơng mại có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, Chi nhánh không làm đƣợc điều này vì Chi nhánh là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nƣớc, không có chức năng cƣỡng chế, buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đƣờng tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng Chi nhánh không thể giải quyết đƣợc nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

Hệ thống công bố thông tin giữa khách hàng và Chi nhánh còn chƣa đầy đủ do hệ thống thông tin chƣa đƣợc cơ quan chính quyền quan tâm đúng mức và hệ thống công nghệ thông tin chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức. Do vậy, các cán bộ Chi nhánh không nắm đƣợc đầy đủ thông tin về khách hàng và dễ đƣa ra những quyết định cho vay không đúng đắn.

Thêm vào đó, một số khách hàng không chủ động cung cấp thông tin chính xác cho Chi nhánh, khiến cho các cán bộ Chi nhánh gặp nhiều khó khăn

trong khâu thẩm định dự án cho vay. Một số doanh nghiệp khác thiếu khả năng quản lý và làm ăn kém hiệu quả, xảy ra thua lỗ nên không có khả năng trả nợ vay Ngân hàng.

CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – AGRIBANK CHI NHÁNH LÁNG HẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)