Tổng quan về phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại (Trang 43 - 45)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Đề tài sử dụng cả hai phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng mại, cụ thể nhƣ sau:

- Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập qua:

 Hệ thống các văn bản đã ban hành về chính sách nhân sự trong giai đoạn 2010 – 2013 của trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng mại;

 Các quy định, báo cáo của chính phủ, bộ ngành và số liệu của các cơ

quan thống kê về tình hình đào tạo có liên quan;

 Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trƣờng đại học khác có liên quan.

- Dữ liệu sơ cấp. Xem xét các nhân tố tác động đến động lực làm việc của đội ngũ giảng viên tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng mại thông qua việc điều tra phỏng vấn, xây dựng bảng hỏi khảo sát các giảng viên thực trạng công tác tạo động lực tại Trƣờng và tổng hợp phân tích.

2.1.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Xử lý dữ liệu thứ cấp. Tác giả sử dụng phƣơng pháp mô tả, so sánh nhằm đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của các chính sách, văn bản đã ban hành trong việc quản trị nhân sự, tạo động lực làm việc cho giảng viên của Nhà trƣờng. Tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp quy nạp, nội suy để nhận định các vấn đề, tình hình từ các dữ liệu có đƣợc.

31

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các nhân tố tác động đến động lực lao động của ngƣời lao động trong tổ chức

Stt Các yếu tố tác động đến động lực lao động

của ngƣời lao động trong tổ chức

1. Nhu cầu sinh học

Học thuyết nhu cầu Maslow

2. Nhu cầu an toàn

3. Nhu cầu xã hội

4. Nhu cầu đƣợc tôn trọng

5. Nhu cầu tự hoàn thiện

6. Nhu cầu về thành tích (nAch)

Học thuyết ba nhu cầu (McClelland)

7. Nhu cầu về quyền lực (nPow)

8. Nhu cầu về hòa nhập (nAff)

9. Sự thừa nhận thành tích

Học thuyết hai nhóm yếu tố của Herzberg (1959)

10. Bản chất bên trong của công việc

11. Trách nhiệm lao động

12. Sự thăng tiến

13. Các chính sách và các chế độ quản trị của

tổ chức

14. Sự giám sát công việc

15. Các điều kiện làm việc

16. Quan hệ con ngƣời

17. Quan hệ nỗ lực – kỳ vọng

Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964)

18. Quan hệ thành tích – Phần thƣởng

19. Sự hấp dẫn của phần thƣởng

20. Sự công bằng Học thuyết công bằng của

J.Stacy Adam (1963)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

32

Xử lý dữ liệu sơ cấp. Ứng dụng các kỹ thuật phân tích thống kê bằng Excel vào việc phân tích các nhân tố tác động đến động lực làm việc của đội ngũ giảng viên tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)