Tăng cường cơ hội học tập, nghiên cứu khoa học và khả năng thăng tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại (Trang 84 - 87)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên

4.2.3. Tăng cường cơ hội học tập, nghiên cứu khoa học và khả năng thăng tiến

tiến cho giảng viên

Học tập, nâng cao trình độ sẽ giúp ngƣời giảng viên củng cố cho mình nền tảng kiến thức sâu, rộng, đào tạo đƣợc các công dân giỏi, có ích cho xã hội. Việc đạt đƣợc các học vị và học hàm còn khẳng định sự thăng tiến của ngƣời giảng viên trên con đƣờng chinh phục tri thức, đƣợc xã hội nể trọng và biểu dƣơng bên cạnh sự thăng tiến về chức vụ. Trong khi số lƣợng các chức vụ quản lý trong Trƣờng là ít thì Trƣờng cần tạo cho ngƣời giảng viên cơ hội thăng tiến bằng con đƣờng học tập, vừa giúp giảng viên nâng cao đƣợc trình độ, vừa giúp họ thỏa mãn nhu cầu tự hoàn thiện bản thân. Tạo cho giảng viên cơ hội học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng chính là tạo cho giảng viên cơ hội đƣợc thăng tiến.

Căn cứ theo trình độ giảng viên hiện nay của Nhà trƣờng đa phần là Thạc sĩ, thì việc hỗ trợ kinh phí đóng vai trò rất quan trọng tạo động lực cho các giảng viên học tập nâng cao trình độ, đặc biệt ở trình độ Tiến sĩ có thời gian học và hoàn thành dài. Do đó, Nhà trƣờng vẫn nên quan tâm hơn nữa tới các chế độ cho giảng viên đi học tập nâng cao trình độ, để khuyến khích họ học tập, đặc biệt là các giảng viên làm nghiên cứu sinh, nhƣ: Nhà trƣờng hỗ trợ 100% học phí thay vì hỗ trợ một phần nhƣ trƣớc; đảm bảo tiền lƣơng cơ bản cho các giảng viên đi học tập trung (hiện nay,

72

giảng viên đi học tập trung không đƣợc hƣởng lƣơng); tăng tiền hỗ trợ mua tài liệu cho ngƣời đi học và tăng tiền hỗ trợ bảo vệ luận án, luận văn.

Đối với các cán bộ, giảng viên đƣợc Nhà nƣớc phong tặng các danh hiệu: Nhà giáo ƣu tú, Nhà giáo nhân dân; đƣợc phong tặng các học hàm: Phó Giáo sƣ, Giáo sƣ. Nhà trƣờng cũng cần có quy chế khen thƣởng nhằm động viên, ghi nhận những đóng góp, nỗ lực của các cán bộ, giảng viên này. Đặc biệt trong điều kiện số lƣợng các giảng viên đƣợc phong tặng các danh hiệu trên của Nhà trƣờng còn ít thì sự khen thƣởng, động viên kịp thời sẽ có tác dụng rất to lớn để khuyến khích các giảng viên phấn đấu.

Bên cạnh tạo cơ hội cho các giảng viên đƣợc học tập để nâng cao trình độ thì việc tạo điều kiện để các giảng viên học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ và tham quan, học hỏi các trƣờng đại học uy tín ở trong nƣớc cũng rất quan trọng. Điều chỉnh kinh phí hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập lớp ngoại ngữ để tạo động lực cho cả ngƣời dạy và ngƣời học (tăng tiền bồi dƣỡng cho giáo viên giảng dạy từ 150.000đ/buổi lên 200.000đ/buổi, các giảng viên tham gia học tập tăng tiền bồi dƣỡng, mua tài liệu phục vụ học tập từ 20.000đ/buổi lên 30.000đ/buổi).

Số lƣợng các đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm các trƣờng đại học trong nƣớc của Nhà trƣờng những năm gần đây có xu hƣớng giảm dần gây sự thiệt thòi cho các giảng viên, đặc biệt là các giảng viên trẻ, vì vậy Nhà trƣờng nên quan tâm hơn nữa tới vấn đề này. Dựa trên các mối quan hệ tốt đã có từ trƣớc với các trƣờng đại học nhƣ Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thƣơng mại, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái nguyên,… Hàng năm vào dịp hè, Nhà trƣờng nên tổ chức các đoàn giảng viên tới các trƣờng đại học này để học tập kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nhất là học tập kinh nghiệm đào tạo các ngành mà trƣờng mới đào tạo. Đây là cơ hội lớn để các giảng viên của trƣờng đƣợc tiếp xúc, học hỏi với các giảng viên uy tín và cũng là cơ hội để chia sẻ tài liệu và thông tin nghiên cứu khoa học quý báu.

Trong công tác tạo động lực, Nhà trƣờng cũng cần chú ý tới việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong giảng viên, đây cũng là cách làm tăng thêm tính

73

hấp dẫn và thách thức trong công việc cho giảng viên. Có nghiên cứu khoa học tốt thì giảng viên mới nâng cao đƣợc chất lƣợng giảng dạy, tạo kiến thức và sản phẩm mới cho nền giáo dục.

Đối với vấn đề này, trƣớc hết, Nhà trƣờng cần coi hoạt động nghiên cứu khoa học là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, bình xét các danh hiệu thi đua cho giảng viên bên cạnh kết quả giảng dạy. Cần quy định cụ thể, rõ ràng các kết quả nghiên cứu mà giảng viên cần đạt đƣợc trong từng năm học; đồng thời, cũng cần có các chính sách khuyến khích tài chính mạnh mẽ hơn nữa để tạo động lực cho các giảng viên nhƣ:

- Điều chỉnh tiền thƣởng cho các giảng viên đƣợc đăng bài trên các tạp chí, vì: Để đăng bài trên các tạp chí khoa học không phải là điều dễ dàng, đặc biệt, đối với mặt bằng trình độ chung của giảng viên trong Trƣờng chƣa cao. Mặt khác, khi giảng viên của Trƣờng đƣợc đăng bài trên các tạp chí thì đây cũng là cơ hội lớn để quảng bá hình ảnh Nhà trƣờng, tạo dựng và nâng cao uy tín cho Trƣờng. Do đó để khuyến khích đƣợc các giảng viên đầu tƣ nghiên cứu viết bài cho các tạp chí thì mức thƣởng của Nhà trƣờng cần có sự điều chỉnh cao hơn tăng từ 4.000.000đ/bài lên 6.000.000đ/bài.

- Tiền thƣởng cho nghiên cứu khoa học mới chỉ dừng lại ở tiền thƣởng bài viết đƣợc đăng trên các tạp chí chuyên ngành là chƣa phù hợp vì không phải giảng viên nào cũng dễ dàng có bài đăng ở các tạp chí này, đặc biệt là các giảng viên trẻ. Do vậy, Nhà trƣờng cũng nên có các chế độ thƣởng cho các giảng viên khi có các đề tài Nghiên cứu khoa học các cấp đạt thành tích cao để khuyến khích các giảng viên nghiên cứu.

- Điều chỉnh ngân quỹ của Trƣờng để tăng số lƣợng và kinh phí hỗ trợ cho các đề tài nghiên cứu khoa học và có biện pháp khuyến khích các giảng viên cũng nghiên cứu chung để nhiều ngƣời đƣợc nghiên cứu khoa học. Kinh phí hỗ trợ đề tài nhƣ hiện nay là từ 8.000.000đ – 12.000.000đ/đề tài, đối với đề tài nghiên cứu thuộc loại hình nghiên cứu ứng dụng thì thực hiện đƣợc, còn đối với đề tài nghiên cứu

74

thuộc loại hình nghiên cứu cơ bản thì sẽ rất khó để đủ chi phí, điều này đôi khi sẽ làm ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu.

Đối với các Khoa trong Trƣờng cũng cần có các chính sách để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của khoa mình. Nếu giảng viên trong khoa không đƣợc phê duyệt đề tài cấp trƣờng thì có thể xin làm đề tài cấp khoa (xin kinh phí hỗ trợ của khoa) và Ban chủ nhiệm khoa sẽ căn cứ vào đề tài cấp khoa của giảng viên để gửi đăng ký cấp trƣờng. Khoa cũng cần khuyến khích các giảng viên trẻ, mới vào Trƣờng công tác tích cực làm đề tài cấp khoa để rút kinh nghiệm cũng nhƣ rèn luyện tinh thần nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)