Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Các biện pháp Trƣờng đã thực hiện để tạo động lực lao động cho giảng
3.3.2. Tạo động lực tinh thần
3.3.2.1. Về sự ổn định của công việc
Do đặc điểm là đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Công thƣơng nên đánh giá một cách khách quan thì sự ổn định của công việc đối với các giảng viên là tƣơng đối cao.
Đối với các khoa thuộc khối kỹ thuật, cơ bản đƣợc thành lập cùng với sự thành lập của Nhà trƣờng nên đội ngũ giảng viên tƣơng đối đủ về số lƣợng, chƣơng trình học của sinh viên đƣợc đƣa vào giảng dạy đã lâu nên về cơ bản đã hoàn thiện. Do đó, đối với giảng viên các khoa thuộc các khối này, sự ổn định về môn học mình đƣợc phân công phụ trách là lớn; các giảng viên sẽ có nhiều thời gian để chuyên sâu nghiên cứu môn học đảm nhận cũng nhƣ có nhiều thời gian nghiên cứu khoa học.
Đối với các khoa mới thành lập, đặc biệt nhƣ khoa Marketing, khoa Tin học kinh tế,… số lƣợng giảng viên còn thiếu, một giảng viên phải kiêm nhiệm nhiều môn học, khối lƣợng giảng dạy đảm nhiệm lớn. Mặt khác, chƣơng trình học của sinh viên cũng đang trong quá trình hoàn thiện nên thƣờng xuyên có sự điều chỉnh cho phù hợp. Chính điều này sẽ làm giảm tính ổn định của nhiệm vụ đƣợc phân công và tạo áp lực lớn cho các giảng viên. Các giảng viên phải dành nhiều thời gian để soạn giáo án nên thời gian dành cho nghiên cứu khoa học cũng bị hạn chế.
3.3.2.2. Mức độ hấp dẫn và thách thức của công việc
Mỗi năm, vào dịp 20/11 Nhà trƣờng đều tổ chức thi nghiệp vụ sƣ phạm, tổ chức đánh giá dự giờ, xếp loại tiết học đối với các giảng viên. Các Khoa cũng
54
thƣờng xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để các giảng viên có cơ hội trao đổi các vƣớng mắc và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, việc tổ chức này đƣợc thực hiện ở các bộ môn ít nhất 01 lần/tháng.
Mức độ hấp dẫn và thách thức của công việc tạo ra cho ngƣời giảng viên không chỉ ở công tác giảng dạy mà còn ở công tác nghiên cứu khoa học – một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở mỗi trƣờng đại học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong giảng viên của Trƣờng còn bộc lộ một số hạn chế, chƣa tạo đƣợc sự hấp dẫn và thách thức cho các giảng viên, nhƣ:
- Trƣờng chƣa có quy định cụ thể, rõ ràng về kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên trong mỗi năm học nhƣ: có triển khai đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp nào không? Có bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nƣớc không?...
- Khuyến khích tài chính để nghiên cứu khoa học mới chỉ dừng lại ở tiền thƣởng bài viết đƣợc đăng trên các tạp chí Quốc tế (Phụ lục 04), còn chƣa có tiền thƣởng khuyến khích khi giảng viên có các nghiên cứu khoa học khác nhƣ: làm đề tài cấp Thành phố, cấp Bộ, cấp Nhà nƣớc, bài viết trên các tạp chí trong nƣớc,…
- Hàng năm, xét duyệt tài nghiên cứu khoa học cấp Trƣờng phân bổ theo Khoa còn hạn chế về số lƣợng và kinh phí. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên thấp nên kết quả nghiên cứu khoa học của Nhà trƣờng qua các năm còn mờ nhạt.
Ngoài ra, việc đánh giá chất lƣợng giảng dạy của giảng viên, xếp loại giảng viên cũng tạo ra mức độ hấp dẫn và thách thức trong công việc cho các giảng viên. Do đó, ngoài việc đánh giá từ phía giảng viên (Phụ lục 06 – Phiếu đánh giá giờ giảng của giảng viên) Nhà trƣờng còn tiến hành cho sinh viên tham gia vào đánh giá cả quá trình giảng dạy của một giảng viên đối với từng môn học (Phụ lục 07 – Phiếu đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên).
3.3.2.3. Cơ hội học tập để nâng cao trình độ
Do đặc điểm của Trƣờng có số đông là giảng viên trẻ, tuổi nghề còn thấp do đó kinh nghiệm giảng dạy tích lũy đƣợc chƣa nhiều; Trình độ chuyên môn của đội
55
ngũ giảng viên chƣa đồng đều, vẫn đang trong quá trình nâng cao nên Nhà trƣờng thƣờng xuyên có các chính sách khuyến khích giảng viên học tập để nâng cao trình độ (Phụ lục 04). Ngoài ra, Nhà trƣờng còn tiến hành liên kết với các trƣờng đại học khác (Đại học Long Hoa, Wenzao - Đài Loan) cử cán bộ, giảng viên đi học từ năm 2008 đến nay.
Hơn nữa, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên, từ năm 2007 đến 2013, Nhà trƣờng đã cử đƣợc 9 đoàn cán bộ, giảng viên đi thăm quan, thực tế và học tập kinh nghiệm về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học ở nƣớc ngoài nhƣ: Đài Loan, Thái Lan,... Đây là một con số còn ít ỏi so với nhiều trƣờng đại học khác. Bên cạnh đó, việc cử giảng viên đi tham quan học tập ở các Trƣờng đại học trong nƣớc, thực tế tại các tổ chức, doanh nghiệp còn hạn chế, điều này làm hạn chế cơ hội học tập của cán bộ, giảng viên.
3.3.2.4. Bầu không khí của tổ chức
Bầu không khí thể hiện qua mối quan hệ giữa các giảng viên với nhau, giữa giảng viên và cấp trên, và cách mà các giảng viên đƣợc đối xử trong Nhà trƣờng nhƣ sự thân thiện, tác phong và cách xử lý công việc, sự linh hoạt của cán bộ các Phòng, Ban,...
3.3.2.5. Về điều kiện cơ sở vật chất
Điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trƣờng đƣợc thể hiện qua các số liệu sau:
- Tổng diện tích mặt bằng toàn Trƣờng: 75.000 m2; số phòng học trên giảng
đƣờng: 120 phòng học với tổng diện tích 13.850 m2; tổng diện tích nhà làm việc:
2.640 m2, trong đó: diện tích Thƣ viện là 1260 m2
;
- Có ký túc xá có 110 phòng với tổng diện tích 3.850 m2 phục vụ nhu cầu chỗ ở, sinh hoạt của sinh viên;
- 100 % phòng học đều đƣợc trang bị đầy đủ hệ thống âm thanh, máy chiếu phục vụ công tác giảng dạy;
- Thƣ viện hiện có: 72.835 đầu sách phục vụ giảng dạy và học tập; Số máy tính phục vụ học tập và làm việc hiện có khoảng 350 máy; diện tích phòng thí nghiệm: 840 m2 với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác thực hành;
56
- Trƣờng đã phủ sóng Wifi toàn Trƣờng, phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập và giải trí cho cán bộ, giảng viên và sinh viên.
Hiện nay, Trƣờng đang tiếp tục xây dựng thêm giảng đƣờng, phòng học, hội trƣờng, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, nhà thi đấu, sân tập thể thao,... đảm bảo có đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo, nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên, đáp ứng tốt điều kiện sinh hoạt, vui chơi giải trí của ngƣời học.