Tạo động lực vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại (Trang 60 - 66)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Các biện pháp Trƣờng đã thực hiện để tạo động lực lao động cho giảng

3.3.1. Tạo động lực vật chất

3.3.1.1. Tạo động lực vật chất thông qua tiền lƣơng và phụ cấp

Lƣơng cho giảng viên đƣợc Nhà trƣờng chi trả vào tuần thứ 2 của tháng theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc (chi tiết xem bảng 3.6 - Bảng thanh toán tiền lƣơng cho giảng viên tháng 6 năm 2012 (trích)).

Tiền lƣơng của giảng viên đƣợc tính theo công thức:

Tổng tiền lương được lĩnh trong tháng = [(Hệ số lương + Phụ cấp lương) x Mức lương tối thiểu chung/tháng] – (Bảo hiểm thất nghiệp + Bảo hiểm y tế + Bảo hiểm xã hội)

Phụ cấp lương = Phụ cấp thâm niên vượt khung + Phụ cấp chức vụ + Phụ cấp độc hại + Phụ cấp ưu đãi

Cụ thể: • Hệ số lƣơng

Nhà trƣờng áp dụng Nghị định 204/2004/NĐ-CP, ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lƣợng vũ trang để làm căn cứ xác định hệ số lƣơng cho giảng viên (cụ thể tại Khoản 1, Điều 5, Chƣơng 2). Nhƣ

48

vậy, hệ số lƣơng cho giảng viên sẽ đƣợc tính theo Bảng 3 theo quy định của Nghị định (chi tiết xem Phụ lục 03).

Bảng 3.4. Độ tuổi trung bình của giảng viên của Trƣờng giai đoạn 2010 – 2013 Năm Độ tuổi 2010 2011 2012 2013 Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Từ 22 – 30 tuổi 67 34,54 87 40,47 102 43,40 94 40,52 Từ 30 – 40 tuổi 68 35,05 69 33,09 71 30,21 75 32,33 Từ 40 – 50 tuổi 23 11,86 25 11,63 28 11,91 30 12,93 Trên 50 tuổi 36 18,56 34 15,81 34 14,47 33 14,22 Tổng 194 100 215 100 235 100 232 100 Nguồn: Phòng Tổ chức - Cán bộ

• Phụ cấp lƣơng: Phụ cấp lƣơng đƣợc Nhà trƣờng tính và trả cho giảng viên theo các quy định của Nhà nƣớc, bao gồm:

- Phụ cấp thâm niên vƣợt khung: Đƣợc Nhà trƣờng áp dụng theo Khoản 1, Điều 6, Chƣơng 2 của Nghị định 204/2004/NĐ-CP, ban hành ngày 14/12/2004.

- Phụ cấp chức vụ: Đƣợc Nhà trƣờng áp dụng theo Khoản 3, Điều 5, Chƣơng 2 của Nghị định 204/2004/NĐ-CP, ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Cụ thể: Đối với các giảng viên kiêm nhiệm Phó Bộ môn sẽ đƣợc hƣởng phụ cấp chức vụ là 0,3; Đối với các giảng viên kiêm nhiệm Trƣởng Bộ môn hoặc Phó Trƣởng khoa sẽ đƣợc hƣởng phụ cấp chức vụ là 0,4; Đối với các giảng viên kiêm nhiệm Trƣởng khoa sẽ đƣợc hƣởng phụ cấp chức vụ là 0,5.

- Phụ cấp độc hại: Đƣợc Nhà trƣờng áp dụng theo Khoản 7, Điều 6, Chƣơng 2 của Nghị định 204/2004/NĐ-CP, ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Theo đó, phụ cấp độc hại sẽ đƣợc tính hệ số 0,1 đối với các cán bộ, giảng viên chuyên trách công tác thực hành tại các phòng thí nghiệm, thƣ viện, kho lƣu trữ.

49

- Phụ cấp ƣu đãi: Đƣợc Trƣờng áp dụng theo Quyết định số 244/2005/QĐ- TTG ban hành ngày 06/10/2005 về chế độ phụ cấp ƣu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Theo đó, giảng viên sẽ đƣợc hƣởng phụ cấp ƣu đãi bằng 25% của hệ số lƣơng và phụ cấp chức vụ (nếu có).

- Ngoài các phụ cấp trên thì thực hiện Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với Nhà giáo, Trƣờng đã triển khai lập danh sách các giảng viên đƣợc hƣởng phụ cấp theo Nghị định tới các Khoa và tiến hành tính mức phụ cấp theo đúng quy định cho các giảng viên.

• Mức lƣơng tối thiểu chung/tháng: Trƣờng là đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc, nằm tại địa bàn thành phố Hà Nội. Mức lƣơng tối thiểu chung/tháng qua các năm đƣợc thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Mức lƣơng tối thiểu/tháng Trƣờng áp dụng giai đoạn 2010 – 2013

ĐVT: VNĐ Năm 2010 (Từ 1/5/2010) 2011 (Từ 1/5/2011) 2012 (Từ 1/5/2012) 2013 (Từ 1/5/2013) Lƣơng tối thiểu 730.000 830.000 1.050.000 1.150.000

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

• Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho ngƣời lao động theo quy định của luật bảo hiểm. BHTN cho ngƣời lao động đƣợc Nhà trƣờng căn cứ vào các chính sách về BHTN đƣợc quy định tại Chƣơng IV - Luật BHTN, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ và Thông tƣ số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội. Theo đó, giảng viên của Trƣờng sẽ phải đóng BHTN bằng 1% tiền lƣơng theo ngạch bậc và phụ cấp chức vụ hàng tháng và bắt đầu đóng BHTN từ ngày 01/01/2009.

• Bảo hiểm y tế (BHYT): Nhà trƣờng căn cứ theo Luật Bảo BHYT ngày 14/11/2008 của Quốc hội, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/7/2009 về Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT. Theo đó, mức đóng BHYT bắt buộc đối với các giảng viên bằng 1% tiền lƣơng

50

hàng tháng theo ngạch bậc, và các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên nghề, thâm niên vƣợt khung, phụ cấp khu vực và hệ số chênh lệch bảo lƣu (nếu có).

• Bảo hiểm xã hội (BHXH): Đƣợc Nhà trƣờng áp dụng theo Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22/12/2006 về hƣớng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Quyết định 1111/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam ngày 25/10/2011. Theo đó, từ ngày 01/01/2010 mức đóng BHXH của giảng viên bằng 6% mức tiền lƣơng hàng tháng theo ngạch bậc và phụ cấp chức vụ.

Theo bảng 3.6, trích bảng thanh toán tiền lƣơng cho giảng viên tháng 6 năm 2012 cho một số giảng viên của Trƣờng, ta có thể thấy rõ điều này.

Khi Nhà nƣớc có sự điều chỉnh tiền lƣơng tối thiểu/tháng, mức đóng các loại bảo hiểm hoặc hệ số lƣơng, phụ cấp ƣu đãi,… thì tiền lƣơng của giảng viên cũng thay đổi. Tuy nhiên, việc xác định tổng tiền lƣơng thực lĩnh vẫn theo công thức trên. Ngoài tiền lƣơng, nếu giảng viên giảng dạy vƣợt mức giờ chuẩn quy định cho từng chức danh thì đƣợc thanh toán dạy thêm giờ. Tiền dạy thêm giờ đƣợc tính theo từng năm học, theo bộ môn và mỗi giảng viên chỉ thanh toán tối đa là 150 giờ chuẩn trên định mức mỗi năm học (Mức thanh toán thừa giờ xem tại Phụ lục 04).

Giảng viên Tập sự, trợ giảng của Nhà trƣờng đƣợc thanh toán dựa trên số tiết giảng dạy (35.000đ/tiết); Làm đề thi 300.000đ/bộ, chấm thi 2.000đ/bài, mức thanh toán này đƣợc Nhà trƣờng duy trì từ năm 2007 đến tháng 7/2013.

Hàng năm, Nhà trƣờng đều tổ chức xét nâng bậc lƣơng, tổ chức thi lên ngạch giảng viên chính cho các giảng viên đúng thời hạn và quy định.

3.3.1.2. Tạo động lực vật chất thông qua tiền thƣởng

Tiền thƣởng đƣợc Trƣờng gọi dƣới tên thu nhập tăng thêm. Từ năm 2007 đến nay, thu nhập tăng thêm đƣợc trả bình quân cho giảng viên. Dựa trên số chênh lệch thu lớn hơn chi xác định đƣợc theo kỳ và số lƣơng hiện hƣởng của từng viên chức trong biên chế và hợp đồng lao động, công tác cho Trƣờng từ 1 năm trở lên (trừ trƣờng hợp đi công tác, học tập tập trung trên 3 tháng). Trƣờng thực hiện chi trả nhƣ sau: Trả thu nhập tăng thêm đợt 1 vào tháng 7; đợt 2 vào dịp tết Nguyên Đán.

51

Bảng 3.6. Bảng thanh toán tiền lƣơng cho giảng viên tháng 6 năm 2012 (Trích)

STT Họ và tên Mã số ngạch lƣơng Hệ số lƣơng Phụ cấp thâm niên vƣợt khung Phụ cấp chức vụ Phụ cấp độc hại Phụ cấp ƣu đãi Phụ cấp trách nhiệm Cộng hệ số Tổng mức lƣơng (đồng)

Các khoản trừ trong lƣơng (đồng) Tổng tiền lƣơng đƣợc lĩnh (đồng) Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm y tế Bảo hiểm xã hội 1 Nguyễn Công Dũng 15-110 4,74 0,4 1,285 6,425 6.746.250 53.970 53.970 269.850 6.368.460 2 Nguyễn Ngân Hạnh 15-111 2,34 0,1 0,585 3,025 3.176.250 24.570 24.570 122.850 3.004.260 3 Đặng Thế Hùng 15-111 3,66 0,915 4,575 4.803.750 38.430 38.430 192.150 4.534.740 4 Nguyễn Văn Vinh 15-110 5,08 0,4 1,37 6,85 7.192.500 57.540 57.540 287.700 6.789.720 5 Trần Thị Mai 15-111 2,34 0,585 2,925 3.071.250 24.570 24.570 122.850 2.899.260 6 Nguyễn Thị Đƣờng 15-111 2,67 0,3 0,7425 0,6 4,3125 4.528.125 31.185 31.185 155.925 4.309.830 7 Mai Quỳnh Phƣơng 15-111 2,67 0,6675 3,3375 3.504.375 28.035 28.035 140.175 3.308.130 8 Bùi Xuân Hƣơng 15-111 2,67 0,6675 3,3375 3.504.375 28.035 28.035 140.175 3.308.130 9 Nguyễn Thị Hoa 15-111 2,34 0,585 2,925 3.071.250 24.570 24.570 122.850 2.899.260 10 Lê Thị Tuyết 15-111 4,98 0,5976 1,245 6,8226 7.163.730 52.290 52.290 261.450 6.797.700

52

Từ năm 2008, Trƣờng ban hành quyết định quy định về xếp loại cán bộ, viên chức – Xem chi tiết tại Phụ lục 05). Căn cứ vào đó, hàng tháng và hàng kỳ Trƣờng đều đánh giá, xếp loại cán bộ, viên chức theo bình bầu A, B, C. Giảng viên trong Trƣờng đều nhất trí cao với quy định này, tuy nhiên, còn một số vấn đề trong quy định còn gây nhiều tranh luận và chƣa đƣợc sự nhất trí cao của các giảng viên nhƣ: Trong khoản 4, Điều 5, Chƣơng 1 của Quy định có nội dung “Cán bộ, viên chức nghỉ ốm, thai sản hoặc nghỉ có lý do vì việc riêng khác từ 1 tháng trở lên thì không xếp loại công chức trong kỳ”; trong khoản 3, Điều 5, Chƣơng 1 của Quy định có nội dung “Cán bộ, viên chức nghỉ quá 5 ngày có lý do chính đáng, khi xếp loại tháng, mức xếp loại cao nhất là loại B” Một số nội dung trong Quy định cũng chƣa thực sự thống nhất, chuẩn hóa và cụ thể, nhƣ: “Hoàn thành tốt các quy định về công tác chuyên môn”, “Chấp hành tốt nội quy của đơn vị, quy chế, quy định của Nhà trƣờng”,… Ngoài ra, các giảng viên còn phản ánh rằng, Phòng Thanh tra – Khảo Thí mới chỉ thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra thời gian lên lớp của giảng viên mà rất ít khi kiểm tra thời gian làm việc của khối hành chính, nhƣ vậy là không công bằng với các giảng viên.

Căn cứ vào xếp loại của quý trƣớc liền kề, Trƣờng xây dựng hệ số trả thu nhập tăng thêm cho giảng viên nhƣ sau: Viên chức xếp loại A của quý trƣớc liền kề đƣợc nhận 100% thu nhập tăng thêm của quý tiếp theo; tƣơng tự, viên chức xếp loại B đƣợc nhận 75% thu nhập tăng thêm, viên chức xếp loại C đƣợc nhận 50% thu nhập tăng thêm.

Năm 2010, năm 2011 và năm 2012, thu nhập tăng thêm của Nhà trƣờng đƣợc trả bằng 02 tháng lƣơng đƣợc lĩnh (lƣơng đƣợc lĩnh là tiền lƣơng sau khi đã trừ đi các khoản Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp). Năm 2013, thu nhập tăng thêm của Nhà trƣờng đƣợc trả bằng 02 tháng lƣơng cơ bản (Lƣơng cơ bản = hệ số lƣơng x Mức lƣơng tối thiểu/tháng). Nhƣ vậy, tiền thƣởng của năm 2013 giảm so với năm 2010, 2011 và 2012.

Những trƣờng hợp nằm trong biên chế, nhƣng mới đến công tác tại Trƣờng dƣới 1 năm, đƣợc Nhà trƣờng chi trả thu nhập tăng thêm nhƣ sau: Chi 50% của hệ

53

số chi trả thu nhập tăng thêm theo phân loại cán bộ, viên chức của kỳ, nếu công tác ở trƣờng trên 6 tháng; Chi 500.000đ/ngƣời đối với cán bộ, viên chức nếu công tác ở trƣờng từ 6 tháng trở xuống.

3.3.1.3. Tạo động lực vật chất thông qua các phúc lợi

Các phúc lợi cho cán bộ, giảng viên đƣợc Nhà trƣờng họp thống nhất giữa Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Tổ chức - Cán bộ và sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trƣờng đƣợc nêu cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trƣờng đƣợc ban hành năm 2007 (Chi tiết xem tại Phụ lục 04).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)