Phân tích kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại (Trang 69 - 74)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Phân tích kết quả điều tra

Nhƣ tác giả đã trình bày ở trên, hiện nay Nhà trƣờng cũng đã và đang có những chính sách nhằm tác động đến động lực làm việc của đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên để tìm hiểu trên thực tế các yếu tố này có ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới động lực của giảng viên Nhà trƣờng, tác giả đã tiến hành điều tra sự ảnh hƣởng này thông qua phiếu điều tra (Chi tiết tại phụ lục 02) theo các nhân tố đã đƣợc chỉ ra ở chƣơng 2 là:

1- Đƣợc ghi nhận thành tích

2- Thu nhập

3- Sự phù hợp với công việc

4- Môi trƣờng và điều kiện làm việc

5- Sự hỗ trợ của cấp trên

Bảng 3.7. Số liệu tổng hợp về nhân tố đƣợc ghi nhận thành tích

Yếu tố Mẫu Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

1.1. Nhà trƣờng luôn có chế độ khen thƣởng kịp thời khi

anh/chị đạt đƣợc các thành tích trong công việc 130 4,02 0,56 1.2. Anh/chị luôn nhận đƣợc sự khâm phục và tán thƣởng

của đồng nghiệp đối với các công việc anh/chị làm 130 3,25 0,85 1.3. Khả năng thăng tiến cao khi anh/chị đạt đƣợc các

thành tích trong công việc 130 2,53 0,25

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Các nhân tố trên đƣợc điều tra và tổng hợp phân tích, đánh giá thông qua giá

57

trị trung bình và độ lệch chuẩn. Số phiếu phát ra là 130 phiếu, số phiếu thu về đƣợc 130 phiếu hợp lệ. Kết quả điều tra nhƣ sau:

1) Đƣợc ghi nhận thành tích

Qua kết quả khảo sát bảng 3.7 ta thấy, giảng viên khá hài lòng với việc thành tích của mình đƣợc ghi nhận. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên lại không đánh giá cao khả năng thăng tiến của họ trong công việc, mặc dù theo đánh giá chung, các giảng viên thƣờng thăng tiến trong vai trò quản lý hoặc là ở những vị trí tƣ vấn trong quá trình công tác của mình.

2) Thu nhập

Bảng 3.8. Số liệu tổng hợp về nhân tố thu nhập

Yếu tố Mẫu Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

2.1. Thu nhập xứng đáng với công sức anh/chị bỏ ra

trong qua quá trình lao động 130 3,00 0,20

2.2. Anh/chị có thể yên tâm sống hoàn toàn dựa vào mức

thu nhập từ công việc hiện tại của Nhà trƣờng 130 2,76 0,26 2.3. Anh/chị nhận đƣợc mức tiền thƣởng xứng đáng khi

hoàn thành tốt công việc đƣợc giao 130 2,62 0,28

2.4. Nhà trƣờng luôn có cơ chế thƣởng động viên vào các

dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm 130 4,02 0,46

2.5. Chế độ công tác phí của Nhà trƣờng có tính chất

khuyến khích và phù hợp với môi trƣờng công tác 130 2,51 0,33

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Qua kết quả khảo sát bảng 3.8 ta thấy, ngƣời giảng viên không hài lòng về vấn đề thu nhập của họ tại Trƣờng. Các kết quả đƣa về giá trị trung bình khá thấp và có giá trị lệch chuẩn thấp. Hiện nay, do sự ra đời của Thông tƣ 55/2012/TT- BGDĐT quy định về đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học có hiệu lực từ ngày 07 tháng 02 năm 2013 đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động của Nhà trƣờng đặc biệt là công tác tuyển sinh nên gặp nhiều khó khăn về nguồn việc dẫn đến mức lƣơng, thƣởng cho cán bộ công viên chức ở mức thấp, chỉ đủ duy trì cuộc sống. Do

58

đặc tính công việc là đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo nghề nên việc hoàn thành tốt công việc là một mặc nhiên đối với giảng viên và chƣa có mức thƣởng cho những công việc này. Tuy có khó khăn trong vấn đề vật chất, nhƣng Ban lãnh đạo Nhà trƣờng vẫn quan tâm đến các lĩnh vực công đoàn khác, hàng năm vẫn tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ, tổ chức du lịch cho toàn thể cán bộ công viên chức Nhà trƣờng. Việc đào tạo cũng có nhiều hạn chế do vấn đề về tài chính, tuy nhiên Ban lãnh đạo Nhà trƣờng vẫn cố gắng tạo điều kiện đào tạo giảng viên có trình độ cao hơn bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau.

3) Sự phù hợp và tính ổn định trong công việc

Bảng 3.9. Số liệu tổng hợp về nhân tố sự phù hợp với công việc

Yếu tố Mẫu Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

3.1. Các giá trị cá nhân của anh/chị phù hợp với văn hóa

tổ chức của Nhà trƣờng 130 4,16 0,25

3.2. Công việc của anh/chị đang làm mang tính ổn định,

lâu dài 130 2,89 0,69

3.3. Anh/chị cảm thấy công việc đang làm mang ý nghĩa

đối với bản thân, Nhà trƣờng và cộng đồng 130 4,01 0,8 3.4. Chế độ thời gian làm việc của Nhà trƣờng có tính

hợp lý 130 2,96 0,56

3.5. Công việc phù hợp với khả năng, năng lực của

anh/chị 130 3,52 0,50

3.6. Nhà trƣờng đã đề ra các mục tiêu công việc rõ ràng và giải thích cho anh/chị nắm bắt và hiểu rõ các mục tiêu đó

130 2,89 0,69

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Qua kết quả khảo sát bảng 3.9 ta thấy rằng, giảng viên thấy họ phù hợp với công việc của mình. Dƣới góc độ quản lý thì đây là tín hiệu tốt bởi điều này cho thấy công tác tuyển dụng và phân công lao động trong Nhà trƣờng đang hoạt động khá tốt, tạo ra không khí chuyên nghiệp cho giảng viên. Giảng viên đƣợc công tác

59

phù hợp với chuyên môn và sở trƣờng. Tuy nhiên, mặc dù là một trƣờng học công lập nhƣng tính ổn định trong công việc lại đƣợc các giảng viên đánh giá dƣới mức trung bình, bởi sự gắn bó với công việc còn thấp, thời gian giảng dạy còn thiếu tính hợp lý, họ cho rằng công việc của họ không thể tiếp tục lâu dài và nguyên nhân sâu sa ở đây chính là Nhà trƣờng chƣa đề ra đƣợc các mục tiêu công việc rõ ràng và giải thích cho họ nắm bắt cũng nhƣ hiểu rõ các mục tiêu phát triển của Nhà trƣờng.

4) Môi trƣờng và điều kiện làm việc

Bảng 3.10. Số liệu tổng hợp về nhân tố môi trƣờng và điều kiện làm việc

Yếu tố Mẫu Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

4.1. Nhà trƣờng có môi trƣờng làm việc thân thiện, đoàn

kết 130 3,05 0,84

4.2. Nhà trƣờng có những giá trị, triết lý, nền tảng văn

hóa tốt 130 3,76 0,64

4.3. Nhà trƣờng có các chính sách, thủ tục hợp lý, dễ hiểu

và kịp thời 130 2,51 0,43

4.4. Truyền thông giữa các khoa, phòng ban của Nhà

trƣờng là rất tốt 130 4,12 0,71

4.5. Trang thiết bị đƣợc cung cấp đầy đủ, vừa ý 130 3,40 0,52 4.6. Nhà trƣờng luôn có chính sách xử lý kỷ luật khéo

léo, tế nhị 130 4,25 0,26

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Với các yếu tố về môi trƣờng và điều kiện làm việc, yếu tố chính sách xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị đƣợc giảng viên đánh giá cao nhất (chi tiết bảng 3.10). Trong công việc không phải khi nào một cá nhân cũng có thể giải quyết công việc một cách dễ dàng, với mỗi giảng viên khác nhau có khả năng và phƣơng pháp giảng dạy khác nhau do sự khác biệt về năng lực cũng nhƣ nhận thức về kinh nghiệm. Do đó, cần phải có sự chia sẻ kinh nghiệm để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong công việc. Và giảng viên trong Nhà trƣờng khá hài lòng về vấn đề truyền thông giữa các khoa, phòng ban với giá trị trung bình là 4,12 với giá trị lệch chuẩn là 0,71; tuy

60

nhiên, môi trƣờng làm việc tại Trƣờng lại đƣợc đánh giá ở mức độ thân thiện, đoàn kết trên trung bình 3,05. Trong một đơn vị đào tạo, việc chia sẻ kinh nghiệm là rất cần thiết giúp nâng cao trình độ và kinh nghiệm của các cá nhân, do đó đây cũng là một yếu tố cần phải xem xét khi nâng cao động lực làm việc của giảng viên. Hơn nữa, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy của ngƣời giảng viên tuy đƣợc trang bị khá đầy đủ nhƣng do thời gian đã lâu, trang thiết bị trong tình trạng hƣ hỏng nhiều cũng phần nào gây khó khăn trong công việc của ngƣời giảng viên, chính vì thế mà yếu tố này đƣợc đánh giá với giá trị trung bình 3,40. Bên cạnh đó, hệ thống các chính sách, chủ trƣơng rõ ràng và đƣợc thông báo rộng rãi của Nhà trƣờng chƣa nhiều; bị ảnh hƣởng nhiều bởi các quy định của Bộ chủ quản - Bộ Công Thƣơng và Bộ quản lý - Bộ Giáo dục và Đào tạo dẫn đến yếu tố Nhà trƣờng có các chính sách, thủ tục hợp lý, dễ hiểu và kịp thời đạt giá trị trung bình rất thấp 2,51. Điều này gây ảnh hƣởng không nhỏ tới tâm lý làm viêc của ngƣời giảng viên nói riêng và toàn thể cán bộ công viên chức nói chung, và còn gây lãng phí trong công tác quản lý, hành chính.

5) Sự hỗ trợ của cấp trên

Bảng 3.11. Số liệu tổng hợp về nhân tố sự hỗ trợ của cấp trên

Yếu tố Mẫu Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

5.1. Anh/chị luôn đƣợc cấp trên tôn trọng 130 3,59 0,81 5.2. Cấp trên rất thân thiện, thƣờng xuyên quan tâm,

thăm hỏi anh/chị 130 3,94 0,95

5.3. Cấp trên thƣờng khuyến khích, động viên anh/chị

trong công việc 130 3,05 0,62

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Qua kết quả khảo sát bảng 3.11, giảng viên khá hài lòng với sự hỗ trợ của cấp trên. Nhƣ vậy, phần nào có thể cho thấy, các cán bộ quản lý đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác tạo động lực lao động cho giảng viên và họ đã triển khai việc tạo động lực trong chính đơn vị mình nhƣng chƣa thể đi đến việc triển

61

khai tạo động lực một cách khoa học thành một chƣơng trình hành động tổng thể và toàn diện, nhất là trong giai đoạn Nhà trƣờng gặp nhiều khó khăn nhƣ hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)