Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Quy trình nghiên cứu
Tác giả sẽ trình bày cụ thể về quy trình nghiên cứu, các biến nghiên cứu, phƣơng pháp thu thập thông tin, cách thức phân tích và xử lý số liệu, các công cụ. Quá trình nghiên cứu qua các bƣớc sau:
- Bƣớc 1: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực của ngƣời lao động. - Bƣớc 2: Xác định các biến nghiên cứu.
- Bƣớc 3: Xác định mẫu nghiên cứu.
- Bƣớc 4: Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi. - Bƣớc 5: Thu thập số liệu.
- Bƣớc 6: Phân tích số liệu.
- Bƣớc 7: Kết luận về kết quả nghiên cứu đƣợc.
2.2.1. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực của người lao động
- Dựa trên cơ sở lý thuyết các học thuyết tạo động lực lao động ở Chƣơng 1, tác giả liệt kê danh sách các nhân tố tác động đến động lực lao động của ngƣời lao động trong tổ chức tại bảng 2.1.
- Lựa chọn ngẫu nhiên 20 giảng viên để xin ý kiến, quan điểm của họ về các nhân tố tác động đến động lực làm việc đã đƣợc liệt kê theo các nghiên cứu trƣớc đây.
- Cách thức triển khai xin ý kiến: tác giả tiếp xúc trực tiếp với các đáp viên để trao đổi, xin ý kiến đánh giá, lựa chọn các yếu tố tác động, thu thập các kết quả có đƣợc và đây sẽ là căn cứ cho việc định nghĩa biến nghiên cứu ở các phần sau của luận văn.
2.2.2. Xác định các biến nghiên cứu
Động lực làm việc của giảng viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng mại đƣợc tác giả tổng hợp dựa trên cơ sở lý thuyết của các Học thuyết về tạo động lực và thông qua nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực của đội
33
ngũ giảng viên dựa trên cơ sở chính là Học thuyết hai nhóm yếu tố của F.Herzberg (1959) và cho giả thiết động lực của đội ngũ giảng viên chịu sự tác động của 5 nhân tố và đƣợc mô tả cụ thể nhƣ bảng 2.2.
Bảng 2.2: Mô tả chi tiết về các nhân tố tác động đến động lực lao động của giảng viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng mại
Biến nghiên
cứu Biến mô tả biến nghiên cứu
1. Đƣợc ghi nhận thành tích
1.1. Nhà trƣờng luôn có chế độ khen thƣởng kịp thời khi anh/chị đạt đƣợc các thành tích trong công việc
1.2. Anh/chị luôn nhận đƣợc sự khâm phục và tán thƣởng của đồng nghiệp đối với các công việc anh/chị làm
1.3. Khả năng thăng tiến cao khi anh/chị đạt đƣợc các thành tích trong công việc
2. Thu nhập
2.1. Thu nhập xứng đáng với công sức anh/chị bỏ ra trong qua quá trình lao động
2.2. Anh/chị có thể yên tâm sống hoàn toàn dựa vào mức thu nhập từ công việc hiện tại của Nhà trƣờng
2.3. Anh/chị nhận đƣợc mức tiền thƣởng xứng đáng khi hoàn thành tốt công việc đƣợc giao
2.4. Nhà trƣờng luôn có cơ chế thƣởng động viên vào các dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm
2.5. Chế độ công tác phí của Nhà trƣờng có tính chất khuyến khích và phù hợp với môi trƣờng công tác
3. Sự phù hợp và tính ổn định trong công việc
3.1. Các giá trị cá nhân của anh/chị phù hợp với văn hóa tổ chức của Nhà trƣờng
3.2. Công việc của anh/chị đang làm mang tính ổn định, lâu dài
3.3. Anh/chị cảm thấy công việc đang làm mang ý nghĩa đối với bản thân, Nhà trƣờng và cộng đồng
3.4. Chế độ thời gian làm việc của Nhà trƣờng có tính hợp lý 3.5. Công việc phù hợp với khả năng, năng lực của anh/chị
3.6. Nhà trƣờng đã đề ra các mục tiêu công việc rõ ràng và giải thích cho
34
anh/chị nắm bắt và hiểu rõ các mục tiêu đó
4. Môi trƣờng và điều kiện làm việc
4.1. Nhà trƣờng có môi trƣờng làm việc thân thiện, đoàn kết 4.2. Nhà trƣờng có những giá trị, triết lý, nền tảng văn hóa tốt
4.3. Nhà trƣờng có các chính sách, thủ tục hợp lý, dễ hiểu và kịp thời 4.4. Truyền thông giữa các khoa, phòng ban của Nhà trƣờng là rất tốt 4.5. Trang thiết bị đƣợc cung cấp đầy đủ, vừa ý
4.6. Nhà trƣờng luôn có chính sách xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị
5. Sự hỗ trợ của cấp trên
5.1. Anh/chị luôn đƣợc cấp trên tôn trọng
5.2. Cấp trên rất thân thiện, thƣờng xuyên quan tâm, thăm hỏi anh/chị 5.3. Cấp trên thƣờng khuyến khích, động viên anh/chị trong công việc
Nguồn: Tác giả tổng hợp 2.2.3. Xác định số lượng mẫu nghiên cứu
2.2.3.1. Những vấn đề chung về mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu là một số đơn vị cụ thể trong tổng số các đơn vị của tổ chức để nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của số lƣợng mẫu, ta sẽ đƣa ra đƣợc đặc điểm và tính chất của toàn tổ chức. Do đó, việc chọn mẫu là rất quan trọng, sao cho số lƣợng mẫu lấy nghiên cứu có thể phản ánh chính xác nhất. Quá trình chọn mẫu gồm các bƣớc sau:
- Bƣớc 1: Xác định số lƣợng tổng thể của Nhà trƣờng.
- Bƣớc 2: Xác định danh sách chọn mẫu: Danh sách chọn mẫu đƣợc lấy từ giảng viên các Khoa và giảng viên kiêm chức từ các Phòng chức năng.
- Bƣớc 3: Lựa chọn phƣơng pháp chọn mẫu: Dựa vào mục đích nghiên cứu, tầm quan trọng của công trình nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, số lƣợng mẫu nghiên cứu, kinh nghiệm và hiểu biết về vấn đề chọn mẫu.
- Bƣớc 4: Xác định quy mô mẫu: Dựa trên yêu cầu về độ chính xác, danh sách chọn mẫu, phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu.
- Bƣớc 5: Xác định đơn vị mẫu thực tế: Từ danh sách chọn mẫu và xác định đƣợc quy mô mẫu, chúng ta sẽ tiến hành xác định đơn vị mẫu thực tế sao cho phù hợp nhất nhằm đem lại kết quả cao nhất cho quá trình nghiên cứu.
35
- Bƣớc 6: Kiểm tra quá trình chọn mẫu: Sau khi xác định đƣợc đơn vị mẫu thực tế, ta phải kiểm tra xem mẫu lấy có đúng đối tƣợng nghiên cứu không?
2.2.3.2. Mẫu nghiên cứu về các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên
- Tổng thể quá trình nghiên cứu: Toàn bộ đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý kiêm giảng trong các Khoa và các Phòng chức năng của trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng mại.
- Danh sách nghiên cứu mẫu: Là danh sách toàn bộ đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý kiêm giảng trong các Khoa và các Phòng chức năng của trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng mại.
- Phƣơng pháp chọn mẫu: Tác giả sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phi xác suất.
- Kích thƣớc mẫu: Tác giả dự kiến số lƣợng mẫu phục vụ cho nghiên cứu này là 130.
- Tiêu chuẩn mẫu: là giảng viên hiện đang công tác tại Nhà trƣờng; mẫu đƣợc lấy theo thứ tự “abc từ trên xuống” của danh sách mẫu cho đến khi đủ kích thƣớc mẫu là 130.
2.2.4. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi
2.2.4.1. Xây dựng thang đo
Khi xây dựng thang đo chúng ta cần phải đánh giá để đảm bảo chất lƣợng đo lƣờng của công trình nghiên cứu. Đánh giá một thang đo dựa trên 4 tiêu chí cơ bản:
- Độ tin cậy;
- Giá trị của thang đo;
- Tính đa dạng của thang đo; - Tính dễ trả lời của thang đo.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo 5 bậc để đo lƣờng các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng mại, cụ thể: đáp viên sẽ cho điểm từ 5 nếu Hoàn toàn đồng ý với nhận định đƣợc đƣa ra tới 1 nếu Hoàn toàn Không đồng ý.
36
Ngoài ra, với các đặc điểm cá nhân nhƣ: giới tính, tuổi tác, trình độ văn hóa, công việc, thâm niên công tác,... tác giả kết hợp với một số thang đo định danh.
2.2.4.2. Thiết kế bảng hỏi
Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi và câu trả lời của đáp viên đƣợc sắp xếp theo một trình tự logic và hợp lý. Các câu hỏi trong bảng hỏi đƣợc thiết kế phù hợp với mục đích của công trình nghiên cứu. Bảng hỏi đƣợc thiết kế càng sát với mục đích nghiên cứu thì sẽ đem lại hiệu quả càng cao. Để thiết kế một bảng hỏi logic và hợp lý ta cần các bƣớc sau:
- Bước 1: Xác định các dữ liệu cần tìm
Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đối tƣợng phỏng vấn, mô hình áp dụng từ đó xác định đƣợc các dữ liệu cần tìm tác động đến động lực lao động của giảng viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng mại.
- Bước 2: Phác thảo nội dung bảng hỏi
Phác thảo câu hỏi có nội dung phù hợp với mục đích nghiên cứu. Sắp xếp các câu theo trình tự hợp lý.
- Bước 3: Chọn dạng câu hỏi
Trong quá trình điều tra, có rất nhiều loại câu hỏi. Tuy nhiên, phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và phƣơng pháp thống kê để có thể lựa chọn dạng câu hỏi logic nhất. Các dạng câu hỏi thƣờng hay gặp: câu hỏi mở, câu hỏi đóng,…
- Bước 4: Xác định từ ngữ cho thích hợp với nội dung bảng hỏi.
- Bước 5: Xác định cấu trúc bảng hỏi
Tác giả sẽ sắp xếp trình tự câu hỏi phù hợp nhất. Các câu hỏi là chuỗi móc xích có liên quan với nhau. Bảng hỏi bao gồm các phần sau:
• Phần mở đầu: Nêu lên nội dung của cuộc điều tra.
• Câu hỏi định tính: Là câu hỏi xác định đối tƣợng đƣợc phỏng vấn.
• Câu hỏi đặc thù: Là câu hỏi có tác dụng nêu rõ nội dung cần nghiên cứu.
- Bước 6: Thiết kế trình bày bảng hỏi 2.2.5. Thu thập dữ liệu
Trên cơ sở mẫu điều tra là 130, tác giả thu thập số liệu cụ thể nhƣ sau:
37
- Bƣớc 1: Xây dựng bảng hỏi hoàn chỉnh (chi tiết tại Phụ lục 02 – Phiếu điều tra khảo sát giảng viên)
- Bƣớc 2: Tác giả thu thập thông tin bằng cách gặp trực tiếp các giảng viên để gửi Phiếu điều tra và thu lại. Đồng thời, tác giả cũng gửi Phiếu điều tra đến Văn phòng các Khoa, nhờ Trợ lý các Khoa chuyển đến các giảng viên và cán bộ quản lý. Thời gian tiến hành điều tra là từ ngày 15/11/2014 đến ngày 25/11/2014.
- Bƣớc 3: Nhận lại bảng hỏi đã đƣợc trả lời (hợp lệ) từ các đáp viên. - Bƣớc 4: Tổng hợp bảng hỏi.
2.2.6. Phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê
Sau khi điều tra bảng hỏi, tác giả tiến hành thống kê, tổng hợp bằng Excel, phân tích và đánh giá kết quả thông qua giá trị trung bình và độ lệch chuẩn theo công thức nhƣ sau:
Giá trị trung bình:
Độ lệch chuẩn:
Trong đó:
ni : Là giá trị của mẫu i n : Là tổng số mẫu N : Là giá trị trung bình ∂ : Là độ lệch chuẩn
2.2.7. Kết luận về kết quả nghiên cứu
Sau khi phân tích số liệu thu thập đƣợc của quá trình điều tra, tác giả tiến hành phân tích số liệu theo phƣơng pháp thống kê, từ đó tác giả sẽ nhận thấy các nhân tố có tác động nhƣ thế nào tới động lực làm việc của giảng viên Nhà trƣờng. Từ kết quả đó, tác giả sẽ đƣa ra đƣợc kết luận của vấn đề nghiên cứu và đƣa ra giải pháp hợp lý nhất.
38
TỔNG KẾT CHƢƠNG 2
Trong chƣơng 2, tác giả đi sâu vào trình bày phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu về công tác tạo động lực làm việc cho giảng viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng mại.
Về Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: Đề tài sử dụng cả hai phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Về Phƣơng pháp xử lý dữ liệu:
Đối với dữ liệu thứ cấp. Tác giả sử dụng phƣơng pháp mô tả, so sánh từ
đó quy nạp, nội suy để nhận định các vấn đề.
Đối với dữ liệu sơ cấp. Ứng dụng các kỹ thuật phân tích thống kê bằng
Excel vào phân tích các nhân tố tác động đến động lực làm việc của đội ngũ giảng viên tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng mại. Đồng thời, tác giả cũng đƣa ra Quy trình nghiên cứu với 7 bƣớc. Dựa trên cơ sở lý thuyết các học thuyết tạo động lực lao động ở Chƣơng 1, tác giả tổng hợp danh sách các nhân tố tác động đến động lực lao động của ngƣời lao động trong tổ chức, phỏng vấn mẫu tại Trƣờng và lựa chọn các yếu tố tác động, thu thập các kết quả có đƣợc làm căn cứ cho việc định nghĩa biến nghiên cứu.
Giả thiết động lực của đội ngũ giảng viên chịu sự tác động của 5 nhân tố: (1) Đƣợc ghi nhận thành tích; (2) Thu nhập; (3) Sự phù hợp và tính ổn định trong công việc; (4) Môi trƣờng và điều kiện làm việc: (5) Sự hỗ trợ của cấp trên.
Trên cơ sở mẫu là 130 giảng viên, tác giả xây dựng bảng hỏi và điều tra khảo sát, thống kê, tổng hợp bằng Excel, phân tích và đánh giá kết quả thông qua giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Kết quả có đƣợc này sẽ là căn cứ để tác giả có thể phấn tích, đánh giá thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho giảng viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng mại trong chƣơng 3.
39
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI
TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THƢƠNG MẠI 3.1. Giới thiệu chung về trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng mại
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên Trƣờng: Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng mại College of Trade Economic and Technique Bộ chủ quản: Bộ Công Thƣơng
Loại hình trƣờng đào tạo: Công lập
Địa chỉ: Phƣờng Phú Lãm, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội Điện thoại: 043.3531324, Fax: 04.33534439
Website: www.ctet.edu.vn
Ngày 20/12/1961, Trƣờng chuyên nghiệp Trung cấp của Tổng cục Vật tƣ (sau này là Trƣờng cán bộ Vật tƣ) đƣợc thành lập theo Quyết định số 1681/TVT-TC của Tổng cục vật tƣ. Đồng thời, Trƣờng trung cấp kỹ thuật Thƣơng nghiệp (sau này là Trƣờng trung học Thƣơng nghiệp Sơn Tây) cũng đƣợc thành lập trên cơ sở tách hệ trung cấp từ trƣờng “Thƣơng nghiệp TW” theo Quyết định của Bộ Nội thƣơng vào năm 1965.
Ngày 24/11/1990, Trƣờng Trung học Thƣơng nghiệp Sơn Tây và Trƣờng Cán bộ vật tƣ hợp nhất thành Trƣờng Trung học Thƣơng mại Trung ƣơng I theo Quyết định số 1102 TN/QĐ1 của Bộ trƣởng Bộ Thƣơng nghiệp (nay là Bộ Công Thƣơng).
Ngày 22/5//1998, Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng mại đƣợc thành lập theo Quyết định số 97/1998/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trƣờng Trung học Thƣơng mại Trung ƣơng I.
Hơn 50 năm qua, nhà trƣờng đã đào tạo đƣợc hơn 65 nghìn cán bộ, nhân viên kỹ thuật, công nhân phục vụ cho ngành và xã hội, trong đó có gần 400 sỹ quan, chiến sỹ của Bộ Quốc phòng, hơn 200 lƣu học sinh của các nƣớc bạn Campuchia, Lào và hơn 4.000 cử nhân đào tạo liên kết với các trƣờng đại học từ năm 2004 đến
40
nay (Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thƣơng mại, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái nguyên, Đại học Long Hoa, Wenzao - Đài Loan). Nhiều nhà giáo, sinh viên, học sinh đã trƣởng thành trong thực tiễn và đƣợc Nhà nƣớc, xã hội tôn vinh; tiêu biểu là thầy giáo Trƣơng Đình Tuyển - Uỷ viên