Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên
4.2.4. Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong Quy định xếp loại cán bộ viên
viên chức
Quy định xếp loại cán bộ, viên chức của Nhà trƣờng đƣợc đƣa vào áp dụng từ năm 2008 về cơ bản đã phân loại đƣợc các cán bộ, giảng viên trong toàn trƣờng. Tuy nhiên, một số nội dung trong Quy chế còn bất cập mà Nhà trƣờng cần có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, cụ thể:
Trong khoản 3, Điều 5 của Quy định có nội dung “Cán bộ, viên chức nghỉ
quá 5 ngày có lý do chính đáng, khi xếp loại tháng, mức xếp loại cao nhất là loại B” là chƣa thực sự phù hợp. Nếu cán bộ, viên chức nghỉ có lý do chính đáng thì Nhà trƣờng nên tạo điều kiện cho họ, việc không xếp họ ở loại A là đã đánh giá vào thời gian làm việc họ không đóng góp trong tháng rồi, do đó nên tăng mức từ nghỉ quá 5 ngày lên nghỉ quá 10 ngày sẽ xếp loại cao nhất là loại B để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức hơn.
Trong khoản 4, Điều 5 của Quy định có nội dung “Cán bộ, viên chức nghỉ
ốm, thai sản hoặc nghỉ có lý do chính đáng khác từ 1 tháng trở lên thì không xếp loại công chức trong quý” cũng chƣa phù hợp, vì: Sinh con là nghĩa vụ của các nữ cán bộ, công chức; Còn nghỉ ốm hay nghỉ có lý do chính đáng khác thì đều là các nguyên nhân khách quan chứ không phải ý muốn chủ quan của cán bộ, viên chức. Do đó, Nhà trƣờng cần tạo điều kiện cho họ bằng cách điều chỉnh thời gian nghỉ, không xếp loại viên chức trong quý từ 1 tháng lên từ 2 tháng trở lên.
75
Một số nội dung trong Quy định cần chuẩn hóa và cụ thể hơn nữa, ví dụ:
Trong Khoản 2, Điều 6 của Quy định có nội dung “Hoàn thành tốt các quy định về
công tác chuyên môn”, cần cụ thể đó là các quy định nào. Nội dung “Có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...” trùng với nội dung sau đó là “Có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, tuân thủ các quy định pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội”. Cần cụ
thể hóa nội dung “Chấp hành tốt nội quy của đơn vị, quy chế, quy định của Nhà
trường” là các nội quy, quy chế, quy định nào có tên kèm quyết định ban hành. Việc cụ thể hóa và chuẩn hóa các nội dung trong Quy định sẽ giúp các giảng viên dễ dàng áp dụng và khi xảy ra vấn đề dễ dàng xử lý, tránh sự tranh cãi.
Đối với việc xếp loại cán bộ, viên chức, để đảm bảo sự công bằng giữa khối hành chính của Trƣờng và khối giảng dạy thì bộ phận Thanh tra – Khảo thí của Nhà trƣờng cần tiến hành kiểm soát thƣờng xuyên thời gian đi làm của cán bộ, chuyên viên. Về cách thức kiểm tra, đối với khối hành chính, tất cả đều làm việc trong tòa nhà điều hành (nhà A1) nên Nhà trƣờng có thể lắp các thiết bị theo dõi tại tầng 1 của nhà A1 và cầu thang. Còn kiểm tra các giảng viên thì cán bộ của phòng Thanh tra – Khảo thí vẫn phải đến các lớp để kiểm tra.
Để Quy chế thực sự là cơ sở xếp loại cán bộ, giảng viên hàng tháng, đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng, dân chủ trong việc thực hiện chế độ, chính sách, quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và Nhà trƣờng; Làm cơ sở để Nhà trƣờng xét thi đua khen thƣởng cuối năm học, phân phối thu nhập tăng thêm theo Quy chế chi tiêu nội bộ; Làm căn cứ để Nhà trƣờng bố trí, sử dụng, xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức thì việc xếp loại viên chức phải đƣợc các Khoa tổ chức một cách nghiêm túc, dân chủ, công bằng, tránh tình trạng cào bằng, dễ dãi bỏ qua cho các cán bộ, giảng viên vi phạm. Việc xếp loại phải đƣợc đƣa ra thảo luận tại cuộc họp cấp Khoa hàng tháng để các giảng viên cùng thảo luận, bình xét.