CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu
Sau khi thu thập đƣợc các tài liệu, số liệu tại Trụ sở chính Agribank cũng nhƣ quá trình thâm nhập thực tế quá trình làm việc, cuộc sống đời thƣờng, tác giả tiến hành tổng hợp, so sánh, phân tích toàn bộ thông tin, tài liệu để lựa chọn, phân loại, rút ra những vấn đề, nội dung đảm bảo yêu cầu phân tích dữ liệu phục vụ theo yêu cầu đề ra của đề tài.
Tác giả sử dụng phần mềm Excell để nhập dữ liệu, số liệu để tổng hợp, so sánh.
Phƣơng pháp phân tích số liệu chủ yếu đƣợc sử dụng trong luận văn này là phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh.
2.4.1. Phương pháp phân tích
Phân tích là phƣơng pháp phân chia trong thực tế hay trong ý nghĩ sự vật, hiện tƣợng, thuộc tính hay quan hệ thành các yếu tố cấu thành và nghiên cứu riêng lẻ chúng. Trong quá trình phân tích, các yếu tố cấu thành chỉnh thể dần dần tự tách khỏi chỉnh thể, tách khỏi những mối liên hệ giữa chúng với nhau, do đó kết quả của sự nghiên cứu riêng rẽ từng bộ phận cấu thành ấy bao giờ cũng là sự phản ánh ít nhiều sai lệch, phiến diện so với bản chất thực sự của chúng khi chúng nằm trong chỉnh thể. Song, phân tích là giai đoạn cần thiết của quá trình nhận thức sự vật, vì nó cho phép nghiên cứu từng bộ phận cấu thành chỉnh thể một cách cặn kẽ, tỉ mỉ, sâu sắc. Phân tích các nhu cầu của Trụ sở chính sẽ tập trung vào các vấn đề nhƣ mục tiêu chiến lƣợc, đƣờng lối, phƣơng hƣớng phát triển cũng nhƣ sự biến động của các yếu tố bên ngoài … Việc phân tích sẽ làm rõ bộ phận nào của Trụ sở chính cần bao nhiêu ngƣời ở trình độ ở kỹ năng gì và khi nào cần những ngƣời đó, đây là quá trình xem xét, so sánh yêu cầu của công việc đƣợc phản ánh trong bản tiêu chuẩn thực hiện công việc với trình độ thực có của CBNV để phát hiện ra sự bất cập giữa trình độ của CBNV với yêu cầu của công việc nhằm xác định công việc nào cần đƣợc đào tạo.
2.4.2. Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp là phƣơng pháp xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cũng nhƣ những quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành sự vật. Tổng hợp có đƣợc nhờ những kết quả nghiên cứu phân tích, sau đó kết hợp chúng lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp trong việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhân lực, tra cứu các Luật, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định, Thông tƣ hƣớng dẫn, … của Nhà nƣớc, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ngân hàng nhà nƣớc về
công tác quản lý nhân lực
2.4.3. Phương pháp thống kê
Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả đặc tính của các biến trong bảng khảo sát nhƣ giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm. Các kết quả nghiên cứu sau khi đƣợc xử lý sẽ đƣợc trình bày trong luận văn dƣới dạng các con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, …
2.4.4. Phương pháp so sánh
Trong luận văn, tác giả so sánh số liệu của các Ngân hàng thƣơng mại khác có cùng điều kiện, hình thái tổ chức. Từ đó, tổng hợp và rút ra các lý luận, góp ý đối với Trụ sở chính Agribank.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI TRỤ SỞ CHÍNH AGRIBANK