Công tác trao dồi kiến thức đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Trụ sở chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 62 - 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích công tác quản lý nhân lực tại Trụ sở chính Agribank

3.2.5. Công tác trao dồi kiến thức đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp là một nhánh trong hệ thống đạo đức xã hội, là một loại đạo đức đã đƣợc thực tiễn hóa. Lƣơng tâm nghề nghiệp là sự tự phán xét, tự ý thức về trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp. Nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp và lƣơng tâm nghề nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau. Đánh mất ý thức về nghĩa vụ đạo đức là đánh mất ý thức về bản thân mình, làm mất ý nghĩa làm ngƣời, cũng nhƣ giá trị động lực của lao động.

Quy tắc đầu tiên của các ngân hàng bắt buộc nhân viên phải ghi nhớ là tuân thủ quy định pháp luật và chính sách của ngân hàng. Tất cả nhân viên dù mới hay cũ, dù ở vị trí cao hay thấp đều phải hiểu và tuân thủ pháp luật. Bất

kỳ một hành vi tác nghiệp nào cũng cần chú ý đến yếu tố rủi ro pháp lý. Ngoài ra trong bối cảnh hội nhập, nhân viên còn bắt buộc phải hiểu và tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn và thông lệ quốc tế liên quan hoạt động ngân hàng, mà cụ thể là những gì liên quan đến chức trách công việc đƣợc giao.

Một quy tắc tiếp theo là nhân viên khi làm việc phải đảm bảo năng lực chuyên môn và tinh thần làm việc thận trọng. Nhân viên ngân hàng phải tự rèn luyện kỹ năng chuyên môn lẫn kiến thức pháp luật để làm đúng cho mình và tƣ vấn đúng cho khách hàng. Trƣờng hợp hạn chế năng lực hoặc kiến thức thì nhân viên phải báo cáo lãnh đạo kịp thời để đƣa ra phƣơng thức tƣ vấn phù hợp bởi rủi ro của khách hàng cũng là rủi ro của ngân hàng.

Bên cạnh đó, nhân viên tránh lạm dụng chức quyền và tƣ lợi khi đƣợc giao nhiệm vụ vì đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm kỷ luật. Vì vậy, lãnh đạo cấp cao của ngân hàng nhƣ hội đồng quản trị, tổng giám đốc và các vị trí quyết định kinh doanh đƣợc đặc biệt lƣu ý và yêu cầu chuẩn mực thi hành quy tắc này. Thậm chí, ngân hàng còn khuyến cáo nhân viên lƣu ý các trƣờng hợp bị lạm dụng hay bị tác động qua ngƣời thân trong một số tình huống nhạy cảm có ảnh hƣởng đến kinh doanh.

Ngoài ra, Ngân hàng còn yêu cầu nhân viên phải minh bạch thông tin và trách nhiệm báo cáo đầy đủ để kịp thời điều chỉnh hay ngăn chặn các hành vi có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Ngân hàng cũng không quên yêu cầu thực hiện quy tắc tránh xung đột quyền lợi trong công việc vì nếu nhân viên có những lợi ích bên ngoài rất dễ tạo xung đột lợi ích nội bộ, lâu ngày sẽ phá vỡ tính thống nhất, cũng nhƣ tạo ra những rủi ro tiềm ẩn.

Một quy tắc khác không kém phần quan trọng ngân hàng luôn lƣu ý nhân viên là quy tắc các thái độ và hành vi khi làm việc. Theo đó, yêu cầu dù phạm vi bên trong hay bên ngoài ngân hàng, mỗi nhân viên phải kiểm soát đƣợc ý thức và hành vi cá nhân để không làm ảnh hƣởng đến uy tín, thƣơng hiệu và hình ảnh ngân hàng.

Toàn bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp này không phải chỉ để ban hành nhƣ khẩu hiệu, mà luôn đƣợc nhắc đi, nhắc lại trong mọi tình huống thông qua các thông điệp thƣờng xuyên của lãnh đạo. Từ những nhận thức cơ bản ban đầu về pháp luật lâu dần sẽ trở thành ý thức tự giác của mỗi nhân viên và họ hiểu rằng tuân thủ pháp luật không chỉ bảo vệ một chỗ làm việc tốt cho họ, mà còn bảo vệ cho chính những ngƣời thân trong lâu dài.

Nhƣ vậy, bên cạnh những công cụ mang tính pháp luật nhằm đảm bảo tính kỷ cƣơng, những quy tắc quy định mang tính chất kỹ thuật nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro, thì quy tắc đạo đức nghề nghiệp, một phần của văn hóa kinh doanh ngân hàng cũng có những tác động tích cực nhất định. Hoạt động ngân hàng phải coi văn hóa không phải là kết quả di truyền sinh học, mà là hệ thống những khuôn mẫu hành vi qua học hỏi và nét đặc trƣng của các thành viên trong xã hội. Văn hóa không đƣợc định trƣớc bởi di truyền và cũng không xuất phát từ bản năng. Văn hóa hoàn toàn là kết quả của sự sáng tạo xã hội, đƣợc lƣu truyền và duy trì chỉ thông qua sự rèn luyện và giao tiếp. Nhƣ vậy, văn hóa ngân hàng hay nói gọn hơn đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng phần lớn do chính môi trƣờng ngân hàng tạo ra. Nếu một ngân hàng quan tâm sâu sắc đến giáo dục, đào tạo ý thức pháp luật đầy đủ cho nhân viên thì các hành vi vi phạm pháp luật có thể đã đƣợc sàng lọc ngay từ trong suy nghĩ.

Tùy vào thực trạng và nét đặc trƣng riêng mà mỗi ngân hàng có thể xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp khác nhau. Không chắc chắn quy tắc đạo đức nghề nghiệp sẽ có tác dụng loại trừ hết mọi tiêu cực trong lĩnh vực tiền tệ, nhƣng ít ra cũng góp phần hạn chế những rủi ro tiềm ẩn do thiếu hiểu biết hay thiếu ý thức tuân thủ pháp luật. Một khi pháp luật đƣợc tuân thủ thì tính kỷ luật thị trƣờng có khả năng đƣợc nâng cao. Nhƣ vậy, vấn đề cơ bản là bên cạnh đào tạo nhân viên giỏi nghiệp vụ, ngân hàng cần đào tạo nhân viên giỏi về kiến thức pháp luật và trên hết là ý thức pháp luật, ý thức đƣợc hậu quả của

những hành vi khi tác nghiệp mỗi ngày, đây mới chính là một trong những nền tảng cơ bản giúp ngân hàng phát triển ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Trụ sở chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)