3.1.1 Quan điểm
Bảo hiểm y tế là chính sách xã hội quan trọng, là một trong các trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHYT cần có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm phát triển bền vững. Đảng và Nhà nước có quan điểm về BHYT như sau:
- Quan điểm của Đảng về BHYT là tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân, đã được xác định tại Điều 58 Hiến pháp nước ta năm 2013 “Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Phát triển và nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế; xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; phát triển mạnh các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm y tế cộng đồng. Mở rộng diện các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập khám bệnh, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế. Hạn chế và giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh.
Đổi mới phương thức thanh toán viện phí qua Quỹ bảo hiểm y tế”. Dự thảo
tăng lên 90,7% vào năm 2020); trong nhiệm vụ 5 năm đến cũng Đảng ta cũng đã đặt ra mục tiêu chung phải đảm bảo an sinh xã hội, trong đó chỉ tiêu tham gia BHYT toàn dân phải đạt trên 95%.
Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định quan điểm, đó
là “Thực hiện tốt các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, là
trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội,
doanh nghiệp và của mỗi người dân”. Đây là quan điểm hết sức quan trọng
của khẳng định trách nhiệm thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHYT không phải chỉ riêng ngành BHXH mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và của tất cả mọi người dân. Quan điểm này xuất phát từ việc nhận thức rõ vị trí, vai trò, tính trụ cột của hoạt động BHXH, BHYT trong hệ thống chính sách an sinh xã hội. Bởi lẽ suy cho cùng, thực hiện tốt công tác BHXH, BHYT chính là góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn địa phương và đất nước, thiết thực đóng góp thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương Khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã nêu rõ quan điểm: “Hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế toàn dân; mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ; được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và thụ hưởng các dịch vụ y tế. Tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế và có cơ chế giá, cơ chế đồng chi trả nhằm phát
triển vững chắc hệ thống y tế cơ sở”. Trong đó có giao chỉ tiêu cụ thể, tỷ lệ
tham gia BHYT toàn quốc là 95%.
- Luật BHYT ra đời từ năm 2008 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2014, là cơ sở pháp lý thể chế hóa quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà
nước trong việc thực hiện chính sách tài chính y tế công thông qua BHYT toàn dân theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.
Như vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách BHYT đều khẳng định nhất quán mục tiêu từng bước tiến tới BHYT toàn dân.
3.1.2 Mục tiêu
- Mục tiêu chung
Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT: Tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT theo hướng bền vững, đặc biệt đối tượng thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc, lưu ý đối tượng học sinh, sinh viên. Tăng cường vận động các nhóm đối tượng còn lại đạt và vượt chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ và ngành BHXH giao cho
Nâng cao chất lượng KCB BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT theo quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu KCB của người tham gia BHYT.
Từng bước đổi mới cơ chế tài chính theo hướng đầu tư trực tiếp cho người thụ hưởng dịch vụ y tế thông qua hình thức hỗ trợ tham gia BHYT. Quản lý, sử dụng quỹ BHYT hiệu quả, an toàn nhưng đi đôi với việc đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT.
Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, dặc biệt ngành Y tế trên địa phương nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh; tham gia góp ý, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi hoàn thiện các chính sách về BHYT, xây dựng gói quyền lợi BHYT phù hợp, rà soát ưu tiên đưa vào danh mục Quỹ BHYT chi trả đối với các dịch vụ y tế có tính chi phí hiệu quả cao; ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực, tăng cường cải cách hành chính, bảo đảm công khai và minh bạch trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí KCB BHYT; Kiểm soát chi phí thông qua việc giao dự
toán chi cho các cơ sở KCB; Đấu thầu tập trung cấp quốc gia đối với thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị y tế… bảo đảm cân đối thu - chi quỹ BHYT.
- Mục tiêu cụ thể của tỉnh Thừa Thiên Huế:
Tiếp tục duy trì tỷ lệ tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2025, hằng năm luôn cao hơn 98%, phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 99%. Trong đó tỷ lệ học sinh, sinh viên đạt 100%, cận nghèo đạt 100%.
Quyền lợi KCB BHYT của tất cả các đối tượng tham gia BHYT được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Kiểm soát được chi phí KCB BHYT, không để xảy ra tình trạng lạm dụng trục lợi quỹ KCB BHYT. Quyết toán chi phí KCB BHYT không vượt dự toán được Thủ tướng Chính phủ và BHXH Việt Nam giao cho.
Xây dựng hệ thống BHXH Thừa Thiên Huế hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, hướng đến sự hài lòng của mọi đối tượng tham gia.