2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh
2.2.3. Đánh giá kết quả, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.2.3.1. Đánh giá kết quả đạt được và nguyên nhân .
Chính sách BHYT ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Việc Bộ chính trị ban hành Nghị quyết 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020, đánh dấu mốc quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu an sinh xã hội. Đó là chủ trương lớn của Đảng, hợp lòng dân, làm thay đổi và chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cán bộ, đảng viên, các cấp, các ngành cũng như người dân trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT.
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp đã thực sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai pháp luật BHYT. Các Sở, ban, ngành có liên quan đã có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH trong việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHYT cho người lao động và nhân dân trên địa bàn. Đó chính là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các đồng chí bí thư cấp ủy, sự lãnh đạo, giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể và có sự kiểm tra của các người đứng đầu các cấp chính quyền, ý thức trách nhiệm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tại địa phương đã góp nên những kết quả to lớn trong việc tổ chức triển khải BHYT tại Thừa Thiên Huế.
Nhận thức của xã hội ngày càng đầy đủ hơn quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trong tham gia BHYT. Đó chính là do từ nhận thức của đa số các cấp ủy Đảng, cán bộ, người dân, người lao động về chính sách BHYT được nâng lên rõ rệt. Nhiều cấp ủy, chính quyền đã nâng cao trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, vận động nhân dân; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác BHYT; tuyên truyền phổ biến về vai trò ý nghĩa của việc tham gia BHYT đối với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, hướng tới BHYT toàn dân
Công tác đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT đã được giải quyết một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, Quy trình, thủ tục hành chính được cải cách một cách mạnh mẽ, rút ngắn thòi gian, giảm các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân được tiếp cận và tham gia BHYT. Đó chính là nhờ sữ nổ lực từ nhiều phía, từ các chính quyền, các đơn vị, từ người chủ sử dụng lao động đã nêu cao trách nhiệm trong việc lập danh sách, tổ chức thu, đóng BHYT cho các đối tượng; Hệ thống KCB BHYT ngày càng được mở rộng, nâng cao chất lượng điều trị, đáp ứng được nhu cầu KCB của người tham gia BHYT; Bên cạnh đó, còn có tập thể công chức, viên chức BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã thường xuyên bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, phối hợp chặt chẽ các ban ngành liên quan, chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu, các giải pháp thực hiện, đồng thời đoàn kết, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong đơn vị, tăng cường cải cách hành chính, hướng đến nền hành chính phục vụ cho mọi người dân, quyêt tâm nổ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu dược giao, hướng đến thực hiện tiến tới BHYT toàn dân, đảm bảo an sinh xã hội trên tỉnh nhà.
2.2.3.2. Đánh giá tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .
Một số nơi, ý thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của Luật BHYT vẫn còn hạn chế, chưa thật sự coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng cần tập trung chỉ đạo; một số cơ quan, ban ngành chưa tích cực phối hợp với cơ quan BHXH để thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, coi công tác tuyên truyền chính sách BHYT phát triển đối tượng tham gia BHYT là trách nhiệm riêng của ngành BHXH. Chưa hiểu được trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT là của cả hệ thống chính trị.
Một số nơi, cấp ủy đảng, chính quyền chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm tổ chức triển khai tốt pháp luật BHYT trên địa bàn mình quản lý, vẫn còn thiếu những giải pháp cụ thể, phù hợp hơn cho một số đối tượng, vùng kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh nhằm mở rộng bao phủ BHYT cho các nhóm đối tượng. Chưa ban hành các văn bản chỉ thị, nghị quyết, giao chỉ tiêu, trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, ban ngành, các đơn vị liên quan dẫn đến một số địa phương chưa đạt tỷ lệ tham gia BHYT theo yêu cầu, tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHYT vẫn xảy ra, việc kiểm soát chi phí KCB BHYT chưa chặt chẽ; việc đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ, thành tích cá nhân, đơn vị còn chưa xét đến việc đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu về chính sách BHYT trên địa bàn hoặc của từng đơn vị.
Việc chấp hành pháp luật BHYT của một số cá nhân, người đứng đầu, chủ sử dụng lao động của số đơn vị chưa nghiêm, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số chủ sử dụng lao động cố tình không tham gia BHYT cho người lao động hoặc chỉ tham gia cầm chừng mang tính đối phó, một số khác cố tình chiếm dụng, không trích đóng, để nợ đọng BHYT số tiền lớn, thời gian kéo dài còn tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHYT cho người lao động làm ảnh hưởng quyền lợi của người lao động trong đơn vị, kể cả đơn vị hành chính sự nghiệp. Chủ sử dụng lao động không kê khai danh sách số lao động, với lý do đơn vị mới thành lập, chưa tuyển dụng được lao động, nhân viên chỉ làm việc theo chế độ thử việc, hợp đồng vụ việc... hoặc chủ sử dụng lao động trì hoãn tham gia BHYT.
Nhận thức của một số người lao động, người dân về chính sách BHYT còn hạn chế, có tâm lý chỉ lo cho cuộc sống trước mắt nên không muốn tham gia BHYT, chỉ khi nào bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn mới tham gia BHYT để hưởng chế độ cho cá nhân mình, sai mục đích nhân văn của chính sách BHYT.
Hình thức, nội dung tuyên truyền một số nơi vẫn còn mang nặng tính hình thức, thiếu sức hấp dẫn, hiệu quả chưa cao. Cán bộ làm công tác tuyên truyền còn kiêm nhiệm thêm một số công việc khác trong khi khối lượng công việc chuyên môn ngày càng tăng nên việc triển khai các hoạt động tuyên truyền gặp khó khăn.
Đội ngũ làm công tác tuyên truyền của cơ quan BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế còn mỏng, chưa có tính chuyên nghiệp và thường xuyên thay đổi đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tuyên truyền. Kiến thức và khả năng tuyên truyền về BHXH, BHYT của một số nhân viên Đại lý thu còn hạn chế nên việc tuyên truyền khai thác đối tượng tham gia vẫn chưa hiệu quả.
Còn nhiều người dân ở các vùng nông thôn, miền núi chưa có điều kiện tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng, các cộng tác viên tuyên truyền để được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách BHYT.
Hệ thống đại lý thu BHYT chủ yếu kiêm nhiệm, còn hạn chế về năng lực tuyên truyền BHYT, chưa chủ động, nhiệt tình trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT.
Việc nắm bắt, quản lý, theo dõi biến động đối tượng thuộc diện tham gia BHYT vẫn còn chưa kịp thời; công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan BHXH tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Ngành y tế và các đơn vị KCB mặc dù quan tâm đến việc nâng cao chất lượng KCB ở các cơ sở y tế, nhất là y tế tuyến xã, phòng khám, tuy nhiên nhìn chung chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân. Đội ngũ y bác sĩ thiếu, cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng KCB tại tuyến huyện mặc dầu có đầu tư tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo, hoặc đầu tư chưa đồng bộ, đầu tư nhưng thiếu con người vận hành, thiếu trình độ chuyên môn sử dụng hoặc sử dung chưa hiệu quả, càng gây nên tình trạng bệnh nhân lên tuyên trên, gây
quá tải tại tuyến tỉnh, đặc biệt tuyến trung ương.
Chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về BHYT hiện nay chưa hữu hiệu; Quy định của Luật BHYT về một số đối tượng “trách nhiệm tham gia”chưa đủ mạnh dẫn đến một số đối tượng như học sinh, sinh viên, người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT vẫn chủ yếu thông qua vận động. Cơ quan BHXH không có chức năng thanh tra, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật mà phải thông qua các cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan chức năng cho nên số vụ việc được thanh tra, xử lý còn ít. Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước hiện đang có số lượng rất hạn chế và phải đảm đương nhiều chức năng thanh tra khác nhau (thanh tra về tuân thủ thực hiện Luật BHYT do thanh tra Sở Y tế thực hiện), nên thời gian xử lý các vụ việc thanh tra thường kéo dài và kém hiệu lực.
Do quy định lãi nộp phạt chậm đóng thấp hơn lãi vay ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp chiếm dụng quỹ BHYT, chây ì, chờ đến cuối năm mới nộp.
Năng lực và chất lượng của công chức, viên chức, người lao động của cơ quan BHXH tỉnh chưa được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng tập huấn, đặc biệt trong nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra vẫn chưa đạt yêu cầu. Số lượng nhân viên còn thiều. Ngành BHXH mới được giao chức năng thanh tra chuyên ngành đóng, chưa được giao chức năng thanh tra chi trả và hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN nên tình trạng lạm dụng, trục lợi chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN chưa được xử lý kịp thời, ảnh hưởng đến quyền lợi của người hưởng và quỹ BHXH, BHTN, BHYT.
Vấn đề sửa đổi chính sách, pháp luật BHYT còn chưa theo kịp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như hội nhập quốc tế trong thời đại công nghiệp 4.0; chế độ BHYT và các văn bản hướng dẫn thực hiện có nhiều thay đổi, tính ổn định chưa cao. Trong khi đó, yêu cầu cải cách hành chính
nhằm tạo điều kiện tối đa cho mọi tổ chức, cá nhân đang đặt ra những thách thức lớn đối với cơ quan BHXH.
Chính sách BHYT mặc dúng ngày càng mở rộng quyền lợi hơn, nhưng vẫn chưa thực hiện được đa dạng sản phẩm dịch vụ BHYT phù hợp với một số đối tượng có nhu cầu trong xã hội. Chưa điều chỉnh các mức phí, mức hưởng đi đôi với phát triển các dịch vụ y tế chất lượng cao.
Hệ thống pháp luật trong đó có Luật BHYT và các luật có liên quan phải luôn đảm bảo có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau, như Luật KCB, Luật Dược, Luật Đấu thầu, Luật Giá, Bộ Luật hình sự, Luật Thanh tra… và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật chưa được hoàn thiện, có một số nội dung không còn hoặc dự báo không phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong mỗi giai đoạn cụ thể, chưa đảm bảo tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật.
Tiểu kết Chương 2
Trong chương 2, luận văn đã khái quát hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật BHYT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và các nguyên nhân của những kết quả, hạn chế trong việc tổ chức thực hiện luật BHYT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả của chương này sẽ là tiền đề cho chương 3: Xác định các quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật BHYT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3:
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
TỉNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI