Các giai đoạn tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 39)

1.2.2.1. Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm y tế

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong đó có luật BHYT được xây dựng hàng năm trên cơ sở đường lối, chủ chương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân .

Trên cơ sở Luật đã được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật của Quốc hội mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao ban hành. Danh mục văn bản quy định chi tiết do Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm nghị định của Chính phủ, nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, trong đó nêu rõ tên văn bản, cơ quan ban hành văn bản, căn cứ ban hành, nội dung chính của văn

bản, dự kiến thời gian ban hành .

Việc xây dựng, ban hành nghị định của Chính phủ được quy định chi tiết từ Điều 84 đến Điều 96 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Để triển khai, thực hiện Luật BHYT đã được Quốc hội ban hành, các cơ quan, tổ chức cần cụ thể hóa các công việc như triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện bằng những công việc, những bước đi cụ thể. Tuy nhiên, có rất nhiều quy định của Luật BHYT giao cho Chính phủ cụ thể hóa và các bộ, ngành như Bộ Y tế, BHXH Việt Nam phải tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện. Theo đó, để triển khai Luât BHYT năm 2008, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT 2014, ngày 17/10/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, thay thế Nghị định 105/2014/NĐ-CP, và có hiệu lực từ ngày 01/12/2018; Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phát hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó tại Mục 4 có 23 điều, từ Điều 57 đến Điều 79 quy định xử phát hành chính các hành vi vi phạm pháp luật BHYT. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành một số nghị định có liên quan đến công tác thực hiện chính sách BHYT như Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật KCB, Luật Dược, Luật Đấu thầu, Luật Giá, xử phạt vi phạm hành chính trong lãnh vực y tế và một số pháp luật liên quan khác.

1.2.2.2 Phổ biến, giáo dục về Luật Bảo hiểm y tế

Nhằm truyền đạt tinh thần, nội dung pháp luật giúp cho đối tượng tác động hiểu và hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm, hành vi phù hợp với các đòi hỏi của các quy định pháp luật hiện hành.

Phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, Luật BHYT nói riêng giữ vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước. Mục đích của PBGDPL là nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức trách nhiệm đối với việc thực hiện chế độ BHYT

của người dân, đơn vị, tổ chức trong toàn xã hội, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mang lại sự hạnh phúc cho người dân.

Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 nêu rõ, công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật; còn nhà nước phải bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật (Điều 2) và nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện PBGDPL, huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác PBGDPL (Điều 4)

Để hoạt động PBGDPL trở nên hiệu quả, gần gủi với người dân, Quốc hội khóa 13 đã lấy ngày 09 tháng 11 hàng năm làm Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 8). Qua đó, ngày 09/11 hành năm, toàn Đảng, toàn dân tổ chức thực hiện nhiều hoạt động PBGDPL. Tùy theo mỗi lĩnh vực đặc thù, mà các tổ chức, đơn vị tổ chức những hoạt động phù hợp với ngành nghề và địa phương của mình.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện Luật BHYT, các cấp, các ngành cần đẩy cần tuyên truyền tính nhân văn, ý nghĩa nhân đạo, tính chia sẻ cộng đồng, trách nhiệm, quyền lợi khi tham gia BHYT, nhất là việc được Quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB theo quyền lợi và mức hưởng trong quy định, đặc biệt là các bệnh nặng, chi phí cao và trong tình hình dịch bệnh khó lường. Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, các cơ sở giáo dục trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện BHYT, đồng thời, để mọi người thấy rõ trách nhiệm tham gia BHYT là bắt buộc theo quy định của Luật BHYT.

1.2.2.3 Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật

trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm ban hành các Nghị định, Quyết định và Thông tư hướng dẫn thi hành luật; UBND các cấp trực tiếp tổ chức thực hiện luật. Để một đạo luật nói chung, Luật BHYT nói riêng đi vào cuộc sống của người dân, các cơ quan chức năng mà trực tiếp là Bộ Y tế, cơ quan BHXH sẽ thực hiện nhiều hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật khác nhau, như chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện luật, lập kế hoạch, bồi dưỡng nghiệp vụ, phân công thực hiện và tổ chức triển khai thực hiện luật.

Chỉ đạo là sự hướng dẫn đường lối, chủ trương nhất định, kế hoạch cụ thể để tiến hành một sự việc nào đó. Thông thường thì công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước, của Bộ Y tế, của BHXH Việt Nam sẽ được thể hiện qua công văn nói chung, đối với những sự việc khẩn cấp thì Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành công điện để chỉ đạo thực hiện.

Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng quản lý, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, mà bất kỳ nhà quản lý, nhà kế hoạch nào cũng phải thực hiện để phổ biến, triển khai thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Để một kế hoạch mang tính khả thi thì kế hoạch đó phải xác định được các yếu tố thứ tự như xác định mục tiêu, yêu cầu công việc; Xác định nội dung cần thực hiện; Xác định phương thức, cách thức tiến hành thực hiện công việc và xác định việc tổ chức thực hiện và phân bổ nguồn lực để thực hiện công việc.

Để một chương trình, kế hoạch, chính sách được thực thi kịp thời và hiệu quả thì không thể thiếu nghiệp vụ, kỹ thuật phân công nhiệm vụ và tổ chức thực hiện chương trình, công việc một cách cụ thể. Phân công nhiệm vụ là giao cho tổ chức, cá nhân nào đó trách nhiệm và quyền hạn để tổ chức thực hiện một chương trình, công việc cụ thể. Hoạt động phân công nhiệm vụ và tổ chức thực hiện thường được thể hiện qua các Chương trình, Kế hoạch hành động của các tổ chức, đơn vị.

1.2.2.4 Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật Bảo hiểm y tế

Theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND 2015, Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý (Điều 2).

Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành (khoản 1, Điều 3 ).

Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao (khoản 2, Điều 3 ).

Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó (khoản 3, Điều 3).

Kiểm tra là một trong những chức năng của quy trình quản lý. Thông qua chức năng kiểm tra mà chủ thể quản lý nắm bắt và điều chỉnh kịp thời các hoạt động để thực hiện tốt mục tiêu đã xác định. Kiểm tra là quá trình đo lường hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức trên cơ sở các tiêu chuẩn đã được xác lập để phát hiện những ưu điểm và hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp giúp tổ chức phát triển theo đúng mục tiêu.

Đối với việc thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, cần đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật BHYT là nhằm mục đích phát hiện ra những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật, trong

quá trình thực hiện Luật BHYT, từ đó để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện Luật BHYT; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật BHYT; phát huy những nhân tố tích cực trong quá trình thực hiện Luật BHYT. Thông qua việc tiến hành thanh tra, kiểm tra tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, của tổ chức và công dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật. Phát hiện những bất cập, vướng mắc về cơ chế, chính sách để có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực BHYT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)