Mức độ hoàn thiện của pháp luật về bảo hiểm y tế nói riêng và của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 43)

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm y tế

1.3.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật về bảo hiểm y tế nói riêng và của

cả hệ thống pháp luật nói chung

Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định. Để đánh giá về một hệ thống pháp luật, xác định mức độ hoàn thiện của nó cần phải dựa vào những tiêu

chuẩn được xác định về mặt lý thuyết, từ đó liên hệ với điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong mỗi giai đoạn cụ thể, xem xét một cách khách quan và rút ra những kết luận, làm sáng rõ những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống pháp luật. Có nhiều tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật trong đó có bốn tiêu chuẩn cơ bản là: Tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật.

Thứ nhất, tính toàn diện là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện mức độ hoàn

thiện của hệ thống pháp luật. Có thể nói đây là tiêu chuẩn để định lượng một hệ thống pháp luật nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng, vì chỉ khi nào định lượng được mới có thể tiếp tục nghiên cứu để định tính.

Thứ hai, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật thể hiện sự thống nhất của nó.

Khi xem xét mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật cần phải chú ý xem giữa các bộ phận của hệ thống đó có trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn không.

Thứ ba, tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện sự tương quan giữa

trình độ của hệ thống pháp luật với trình độ phát triển của kinh tế xã hội. Hệ thống pháp luật phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế xã hội, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện nhiều mặt. Khi xem xét tiêu chuẩn này cần chú ý đến các mặt và giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán, truyền thống và các quy phạm xã hội khác.

Thứ tư, trình độ kỹ thuật pháp lý. Kỹ thuật pháp lý là một vấn đề rộng

lớn, phức tạp trong đó có ba điểm quan trọng, cần thiết phải chú ý khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật, gồm kỹ thuật pháp lý thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật; trình độ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu của pháp luật; cách biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô đọng, lôgíc, chính xác và một nghĩa.

Hệ thống pháp luật càng toàn diện, mức độ hoàn thiện của pháp luật càng cao thì giúp cho hoạt động tổ chức thực hiện luật càng hiệu quả, góp phần mang lại lợi ích cho Nhà nước, lợi ích của các tổ chức và cá nhân. Ngược lại, với một hệ thống pháp luật ở mức hoàn thiện thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tổ chức thực hiện luật, làm cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân bị trì trệ, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, cá nhân đó. Tuy nhiên, để pháp luật đi vào đời sống của người dân không chỉ đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện mà phải có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)