việc triển khai Pháp luật về BHYT.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Tỉnh Thừa Thiên Huế bên cạnh có nhiều thuận lợi thuận lợi, cũng có khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội. Tổng sản phẩm trong tỉnh gia tăng hằng năm, cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, có thế mạnh trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt Thừa Thiến Huế với hệ thống vị trí trung tâm, văn hóa, mạnh về phát triển kinh tế mũi nhọn du lịch của cả nước, là trung tâm giáo dục và đào tạo của khu vực miền trung, nên đã tạo việc làm ổn định cho mọi người dân, đời sống vật chất và tinh thần, trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng lên. Các yếu tố này đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi trong việc vận động người dân tham gia BHYT trong địa bàn tỉnh.
Đồng thời, tại Thừa Thiên Huế có một hệ thống KCB BHYT từ tuyến trung ương đến tuyến y tế cơ sở, trong đó có Bệnh viện Trung ương Huế là 1 trong 5 bệnh viện hạng đặc biệt của cả nước, đảm bảo cung ứng đầy đủ các dịch vụ y tế chất lượng cao, hiện đại, tiên tiến, tiếp nhận và điều trị thành công nhiều trường hợp bệnh lý phức tạp, nặng của cả khu vực miền Trung và Tây nguyên. Hệ thống các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện đa khoa tuyến huyện, tuyến tỉnh và 100% mạng lưới y tế các trạm và phòng khám đều được tổ chức KCB BHYT nên công tác tổ chức KCB cho người tham gia BHYT vô cùng thuận lợi cho mọi đối tượng, đảm bảo quyền lợi đầy đủ cho người tham
gia khi KCB BHYT.
Tuy nhiên, do địa hình một số địa phương còn khó khăn, đặc biệt các huyện miền núi, vùng bãi ngang, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn còn nhiều, vùng có đông người dân tộc thiểu số cũng ảnh hưởng khó khăn đến việc triển khai pháp luật về BHYT.
Thừa Thiên Huế chịu tác hại rất lớn do thiên tai bảo lụt hằng năm, đã làm thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế tỉnh nhà, thiệt hại cơ sở vật chất lẫn con người, giảm nguồn thu nhập cho người dân nên ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai chính sách BHYT.
Với nền phát triển các ngành công nghiệp vẫn còn hạn chế, Thừa Thiên Huế là tỉnh có cơ cấu kinh tế chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, các doanh nghiệp trong tỉnh phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, sử dụng ít lao động; nhiều doanh nghiệp hoạt động mang tính cầm chừng nên khó phát triển lao động, tổng thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 2.010 USD mỗi năm, nguồn thu ngân sách còn thấp, vẫn còn là địa phương phải cân đối thêm sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai chính sách BHYT.