Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 50)

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm y tế

1.3.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi đất nước hoặc mỗi lãnh thổ đều có tác động đến các lĩnh vực tổ chức triển khai các chính sách của cơ quan nhà nước đến cho mọi người dân sinh sống và lao động trên địa. Đặc biệt, nó ảnh hưởng rất lớn đối việc triển khai và tổ chức thực hiện đối với các chính sách an sinh xã hội, trong đó có chính sách BHYT.

Một yếu tố cấu thành rất quan trọng trong nguồn lực để thực hiện Luật BHYT, đó là nguồn quỹ BHYT. Như quan điểm hình thành chính sách BHYT của các quốc gia trên thế giới, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), quỹ BHYT được thiết lập trên cơ sở đóng góp tài chính của người tham gia. Khái niệm

Quỹ BHYT ở nước ta đã được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 2 Chương I Luật BHYT số 25/2008/QH12, theo đó “Quỹ BHYT là Quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng BHYT và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia BHYT, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức BHYT và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến BHYT”. Để đảm bảo thành công của BHYT, việc tổ chức vận động các nhóm đối tượng tích cực tham gia và đóng tiền theo quy định của pháp luật để được thụ hưởng chế độ BHYT là bước đầu tiên vô cùng quan trọng. Vì mô hình BHYT ở nước ta là mô hình BHYT hình thành từ sự đóng góp, nên trước hết, nguồn NSNN phải được đảm bảo để đóng cho các đối tượng được NSNN đóng, hỗ trợ đóng, Phần đóng của chủ sử dụng lao động, người lao động và người dân. Như vậy, quỹ BHYT phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thu quốc gia, của địa phương và của người dân, phụ thuộc vào nền phát triển kinh tế và điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế ở từng lãnh thổ, khu vực. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân cũng có tác động rất lớn đến ý thức chấp hành pháp luật, biết rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân trong việc tham gia BHYT. Tóm lại, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội với ý thức pháp luật càng cao thì xã hội đó càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai các chính sách pháp luật nói chung và chính sách BHYT nói riêng. Nếu địa phương có điều kiện tự nhiên khó khăn, kinh tế chậm phát triển, nhận thức còn hạn chế sẽ vô cùng khó khăn trong việc vận động tham gia BHYT.

Tiểu kết Chương 1

Tại chương 1, luận văn đã trình bày sự ra đời tất yếu khách quan của chính sách BHYT; khái niệm, vai trò BHYT; khái niệm, đặc điểm tổ chức thực hiện luật, các mục đích, yêu cầu và nguyên tắc tổ chức thực hiện luật; nghiên cứu này cũng đã xác định quản lý nhà nước về bảo hiểm tế, giới thiệu được các chủ thể bắt buộc và chủ thể tham tra trong tổ chức thực hiện luật; nghiên cứu này cũng đã trình bày được quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, công tác PBGDPL, các nghiệp vụ, kỹ thuật, hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện luật. Đồng thời, nghiên cứu này cũng đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện Luật BHYT, cụ thể là mức độ hoàn thiện pháp luật về BHYT và các luật có liên quan; tổ chức bộ máy và nguồn lực thực hiện; ý thức pháp luật của các bên liên quan thực hiện và sự kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện luật. Đây là cơ sở lý luận để khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua.

Chương 2:

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)