Thực trạng tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 55)

Thừa Thiên Huế hiện nay

Bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số: 10 QĐ/TCCB ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức Bảo hiểm xã hội thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh. Tháng 01/2003, tiếp nhận tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển sang. Từ đây, Bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện toàn diện chính sách BHXH, BHYT cho nhân dân và người lao động trên địa bàn tỉnh.

Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHYT, BHTN; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và quy định của BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29/7/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương. BHXH tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chịu sử quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiện nay, BHXH tỉnh có 09 phòng nghiệp vụ, gồm: Phòng Chế độ BHXH, Phòng Giám định BHYT, Phòng Quản lý thu, Phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng, Phòng Cấp sổ, thẻ, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Thanh tra - Kiểm tra, Phòng Công nghệ thông tin và Văn phòng. Có 08 đơn vị BHXH cấp huyện trực thuộc BHXH tỉnh, gồm 06 đơn vị BHXH huyện, 02 đơn vị BHXH thị xã). Tổng số công chức, viên chức, nhân viên có 245 người.

Những ngày đầu BHXH tỉnh mới được thành lập, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ rất thiếu thốn, đội ngũ làm công tác BHXH còn hạn chế về số lượng và chưa chuyên sâu về nghiệp vụ; đại bộ phận nhân dân, đơn vị sử dụng lao động và người lao động chưa hiểu rõ về chính sách BHXH, BHYT, về việc thu nộp, những quy định về giải quyết chế độ theo quy định mới. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, nhờ sự lãnh đạo toàn diện của BHXH Việt Nam; sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; sự phối hợp, hỗ trợ đầy trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể; sự ủng hộ, đồng tình của các đơn vị sử dụng lao động, người lao động và

nhân dân trên địa bàn đã giúp BHXH tỉnh vượt qua những thách thức, khó khăn ban đầu và vững tin thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao trong những năm tiếp theo.

Quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao hàng năm, toàn thể công chức, viên chức, nhân viên thuộc BHXH tỉnh đã đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn với kết quả cao nhất, đưa chính sách BHXH, BHYT, BHTN vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)