chức tại UBND huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
2.3.1. Những kết quả đạt được
Qua nghiên cứu thực trạng tạo động lực cho công chức tại UBND huyện Phú Xuyên, có thể thấy UBND huyện Phú Xuyên đã có sự quan tâm và thực hiện khá tốt chính sách tạo động lực cho người lao động, khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả, năng suất, gắn bó với cơ quan. Cụ thể như sau:
a) Về tạo động lực thông qua các yếu tố vật chất
Để công chức nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc hay nâng cao động lực làm việc, công cụ vật chất được xác định là công cụ quan trọng nhất và ảnh hưởng lớn đến các công cụ tạo động lực khác. Công chức có thể yên tâm làm việc thu nhập của họ được đảm bảo, có như vậy họ mới ổn định được cuộc sống:
- Tiền lương được đảm bảo ổn định, thời gian trả lương đúng thời gian quy định, hàng năm đều có điều chỉnh theo hướng tăng lên theo quy định của nhà nước.
- Tiền thưởng: chính sách khen thưởng công khai, đa dạng về các chế độ thưởng, bổ sung thêm nguồn thu nhập cho người lao động, giúp công chức cảm thấy tương đối hài lòng với các hình thưởng và mức thưởng hiện có.
- Các khoản phụ cấp được thực hiện đầy đủ theo quy định của nhà nước. - Các khoản phúc lợi được UBND huyện thực hiện đầy đủ cho công chức, như BHXH, BHYT, BHTN được UBND huyện chi trả kịp thời, đầy đủ, chính sách hỗ trợ đào tạo, tham quan và các khoản phúc lợi khác.
- Điều kiện làm việc được UBND huyện quan tâm và trang bị đầy đủ đảm bảo những điều kiện tốt cho công chức làm việc. Như vậy UBND huyện đã thực hiện đa dạng các công cụ vật chất, các công cụ này góp phần không nhỏ trong việc tạo động lực cho công chức làm việc từ việc tạo thu nhập ổn định, cảm giác an tâm, tin tưởng vào sự phát triển đúng hướng.
b) Về tạo động lực thông qua các yếu tố tinh thần
- Cơ hội thăng tiến: hàng năm UBND huyện đã quan tâm đến công tác quy hoạch, đề nghị tuyển dụng, bổ nhiệm và có sự ưu tiên cho công chức có bằng cấp, tinh thần cầu tiến, đây là động lực khuyến khích không chỉ những người lao động được đề bạt mà còn với những người lao động khác phải cố gắng làm việc, học tập, phấn đấu nâng cao trình độ và có cơ hội để được thăng tiến
- Môi trường văn hoá công sở: một môi trườngvăn hoá lành mạnh, giúp người lao động có điều kiện để cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho cơ quan một cách tốt nhất.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu mà UBND huyện đã được trong công tác tạo động lực cho công chức, còn một số hạn chế mà UBND huyện cần phải khắc phục khuyến khích công chức làm việc, nâng cao hiệu quả làm việc.
2.3.2.1. Về tạo động lực thông qua các yếu tố vật chất
Chính sách về tiền lương cho công chức chưa hợp lý, tiền lương chưa tương xứng với sức lực và trí lực công chức bỏ ra. Tiền lương được chi trả không tính đến yếu tố bình bầu xếp loại đánh giá về ý thức thực hiện công việc của công chức đã hạn chế ý nghĩa của mức lương ở một bộ phận công chức.
UBND huyện đa dạng trong các khoản thưởng nhưng lại không gắn với hoàn thành công việc, các tiêu chi thường chỉ xem xét đến yếu tố bỏ phiếu, bình bầu mang tính chất chủ quan không có tác dụng khuyến khích công chức cố gắng làm việc hiệu quả.
a) Về tạo động lực thông qua các yếu tố tinh thần
UBND huyện chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo cho công chức dẫn đến công chức không được cập nhật những kiến thức mới, chất lượng công chức vì thế không cao, đồng thời cũng cản trở và gây khó khăn cho việc thực hiện công việc.
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Do những chính sách và quy định về tiền lương và phụ cấp trong mặt bằng chung cả nền hành chính còn thấp. Người công chức chưa thể sống được bằng lương. Đây là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay của các cấp lãnh đạo là làm thế nào để có thể nâng mức lương của công chức.
Do tính chất của công việc, của hoạt động công vụ mang tính chất định tính rất cao. Chính vì thế để định hướng con đường chức nghiệp cho người công chức rất khó khăn. Hơn nữa, con đường chức nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và phần lớn chịu sự chi phối, quy hoạch của cấp trên.
- Trang thiết bị được cung cấp cho tổ chức là do kế hoạch và chỉ tiêu, định mức. Điều này rất khó để có thể đòi hỏi sự đầy đủ và hiện đại trong phục vụ nhanh chóng, kịp thời vì phải trải qua những thủ tục xin phép rất tốn thời gian.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Tâm lý chung của người công chức trong tổ chức là sự yên ổn và lâu dài. Chính tính chất suốt đời của đường chức nghiệp, bên cạnh đó lại là tính cứng nhắc khuôn mẫu và thủ tục trong quá trình giải quyết công việc khiến họ chưa thấy thật sự gắn bó với công việc cũng là một mặt trái đã tạo nên sự thiếu năng động sáng tạo, thiếu nhiệt tình và chưa có động lực thật sự cao trong công việc; do trình độ chuyên môn còn chưa phù hợp với tính chất công việc luôn thay đổi đa dạng, đòi hỏi sự linh hoạt và thật sự am hiểu về công việc tạo nên áp lực chồng chất công việc.
UBND huyện mặc dù đã có sự quan tâm nhất định đến công chức song chưa thực sự là nguồn động lực cho công chức yên tâm công tác. Mặt khác chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực chưa thật sự phát huy hết hiệu quả, điều này dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám, làm mất đi mốt số công chức có trình độ chuyên môn giỏi. Các quyết định khen thưởng, kỷ luật của UBND huyện chưa công bằng, phân minh và chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc đối với CBCClàm mất đoàn kết trong cơ quan.
Tiểu kết Chƣơng 2
Qua quá trình phân tích thực trạng tạo động lực và các yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực cho cán bộ, công chức UBND huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, ta thấy UBND huyện Phú Xuyên đã quan tâm và tạo điều kiện cho công chức làm việc hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ: Đầu tư thêm các trang thiết bị làm việc hiện đại, tổ chức các khóa học ngắn hạn, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức học thêm nâng cao trình độ, quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần cho công chức.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế không nhỏ về tạo động lực cho công chức như vấn đề tiền lương vẫn áp dụng theo thang bảng lương của nhà nước, theo hệ số và thâm niên công tác nên tiền lương vẫn cào bằng giữa những người có trình độ và người không có trình độ; chính sách khen thưởng đôi khi chỉ mang tính hình thức không khuyến khích công chức làm việc, việc bố trí sắp xếp công việc chưa đúng trình độ chuyên môn mà công chức được đào tạo; mối quan hệ đồng nghiệp giữa cán bộ, công chức vẫn không được tốt; cơ hội thăng tiến và phát triển cho công chức chưa thực sự mở; việc đánh giá thực hiện công việc còn chú trọng đến hình thức hơn là đến trình độ, năng lực và mức độ hoàn thành công việc.
Chính vì vậy, việc định hướng phát triển nguồn nhân lực ngày càng cao, nâng cao năng lực làm việc, giảm biên chế cho những người không đủ năng lực làm việc, tuyển dụng những người có năng lực cho khối cơ quan chuyên môn của UBND huyện là những việc làm cần thiết, đồng thời tăng được động lực làm việc cho công chức.
Chương 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020