Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức và phòng ban chuyên môn tại UBND huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 56 - 58)

2.1. Khái quát về huyện Phú Xuyên

2.1.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế

kinh tế - xã hội của huyện Phú Xuyên

Từ ngày 01/8/2008, theo quy hoạch mở rộng địa giới hành chính thủ đô, huyện Phú Xuyên nói riêng, cả tỉnh Hà Tây nói chung, thuộc Hà Nội. Dân số toàn huyện có gần 20 vạn người, huyện có 26 xã và 02 thị trấn.

Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính cấp huyện của Thủ đô, nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 40 km; phía Bắc giáp huyện Thường Tín; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Trên địa bàn huyện có trên 30km sông chảy qua đó là sông Hồng, sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương, sông Vân Đình. Phú Xuyên cũng có hệ thống giao thông rất thuận lợi, có tuyến đường sắt Bắc-Nam dài gần 12km chạy qua, tuyến đường thủy sông Hồng dài 17km, tuyến đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ dài 7km, điểm đầu đường Cầu Giẽ-Ninh Bình, đường Quốc lộ 1A dài 12km trên địa bàn huyện, đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Phú Xuyên.

Được sự quan tâm giúp đỡ của Thành phố và Trung ương cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, Phú Xuyên đã và đang từng bước vươn lên tự khẳng định mình, ra sức phấn đấu trở thành một Huyện giàu về kinh tế, ổn định về chính trị - xã hội, đẹp về văn hoá, vững mạnh về quốc phòng - an ninh, cùng cả nước đi lên thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Nhân dân Phú Xuyên có truyền thống cần cù lao động sáng tạo, chịu thương chịu khó, khắc phục khó khăn gian khổ, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, cùng nhân dân cả nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Thực hiện công cuộc đổi mới và chương trình xây dựng Nông thôn mới, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện Phú Xuyên, kinh tế - xã hội của huyện đã có những chuyển biến tích cực và dần đi vào thế ổn định. Tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu năm 2015 đạt 7.215 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tăng cao, cơ cấu hợp lý. Tổng giá trị sản xuất ước đạt trên 4.440 tỷ đồng bằng 55,5% kế hoạch, cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản đạt 23,34%; công nghiệp, xây dựng đạt 52,97% tăng 2,8% so với kế hoạch; thương mại - dịch vụ đạt 23,69%. Trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản ước đạt trên 1.036 tỷ đồng bằng 49,9% kế hoạch đề ra; giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước đạt trên 1.051 tỷ đồng đạt 58,5% kế hoạch; giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ ước đạt trên 1.051 tỷ đồng đạt 55% kế hoạch. Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước thực hiện trên 52 tỷ đồng bằng 60% dự toán HĐND huyện giao. Tổng thu ngân sạch huyện đạt trên 527 tỷ đồng bằng 74% dự toán giao. Tổng chi ngân sách ước thực hiện trên 486 tỷ đồng bằng 61% dự toán thành phố giao.

Đời sống nông dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 23,92 triệu đồng/người/năm; xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,72%; vệ sinh môi trường được đảm bảo; tỷ lệ các hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97,8%; 100% các trạm y tế đã có bác sỹ; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo được nâng lên 22,64%... 5 xã đạt và cơ bản đạt 15 - 18 tiêu chí; 18 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 đến 14 tiêu chí; 3 xã đạt từ 9 đến 12 tiêu chí. Phấn đấu đến cuối năm 2016, toàn huyện có 5 xã đạt và cơ quản đạt 19 tiêu chí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức và phòng ban chuyên môn tại UBND huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)