Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức và phòng ban chuyên môn tại UBND huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 50 - 52)

1.3. Kinh nghiệm thực tế về hoạt động tạo lực làm việc của một số nước trên thế

1.3.3. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Pháp

Ở Hoa Kỳ và Pháp có nhiều tiêu chí, phương châm đào tạo nhưng nguyên tắc chính yếu bồi dưỡng và đào tạo công chức, viên chức trẻ phục vụ trong nền công vụ tập trung nhấn mạnh vào tính chủ động và thực tiễn. Nguyên tắc đào tạo của Hoa Kỳ tập trung nhấn mạnh đào tạo gắn với nhu cầu. Nguyên tắc này thể hiện tính chủ động của cơ quan, đơn vị trong quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong nhiều khâu, trong đó thể hiện cụ thể trong đào tạo và bồi dưỡng. Đối với trường hợp của Pháp, tính chủ động trong đào tạo từ phía người công chức, viên chức được nhấn mạnh. Cụ thể là trong 3 năm, nếu công chức không được đào tạo, bồi dưỡng thì có quyền đề nghị được đi đào tạo, bồi dưỡng hoặc đề nghị giải thích vì sao họ không được đi đào tạo, bồi dưỡng. Công chức có thể xin nghỉ tạm thời để đi đào tạo, bồi dưỡng hoặc nghỉ không lương để nghiên cứu hay chuẩn bị thi nâng ngạch. Một trong những cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức là cuộc gặp gỡ, thảo luận giữa công chức và người lãnh đào trực tiếp về công việc. Xuất phát từ nhu cầu của cá nhân và của cơ quan, bộ phận nhân sự tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chung cho cơ quan trên cơ sở ngân sách cho phép.

Tại Hoa Kỳ các nội dung đào tạo tập trung vào các kỹ năng lãnh đạo cho công chức, bao gồm kỹ năng phân tích, kỹ năng quản lý và kỹ năng cố vấn. Mỗi kỹ năng được thiết kế tương đương một khóa học với quan niệm

rằng mỗi công chức cần lãnh đạo được chính mình, công việc của mình và đều có thể trở thành người lãnh đạo trong tương lai. Chương trình đào tạo cho cán bộ quản lý cao cấp (7 tuần) và Chương trình quản lý và lãnh đạo thực thi (3 tuần) và một loạt các chương trình đào tạo cho công chức từ bậc 16 trở lên, chương trình Đào tạo học tập đặc biệt (Ví dụ: đào tạo Bộ trưởng, Thứ trưởng); chương trình đào tạo chức năng đặc biệt (khóa đào tạo xây dựng nhóm, tổ công tác; khóa đào tạo về Lập kế hoạch và đánh giá). Trong quy trình đào tạo công chức trẻ, độ chênh lệch giữa chất lượng hoạt động hiện tại với chất lượng hoạt động theo yêu cầu được lấy làm thước đo để triển khai công tác đào tạo, đánh giá nhu cầu họ đào tạo, bồi dưỡng và dựa trên sự đánh giá này để đề ra các chính sách, chủ trương về đào tạo, bồi dưỡng. Các phương pháp phổ biến đang áp dụng là gắn kết mô hình lý thuyết với việc nghiên cứu phân tích. Các hình thức đào tạo chủ yếu dành cho công chức Hoa Kỳ bao gồm đào tạo trong nội bộ đơn vị (Bộ, Cục), đào tạo tại Bộ, cục khác của liên bang, đào tạo trong các trường cao đẳng chuyên ngành thuộc Bộ và đào tạo qua thực hành. Các hình thức đào tạo khác nhau hình thành lên các cơ sở đào tạo khác nhau, và các cơ sở đào tạo này cùng hợp thành một mạng lưới đào tạo. Ngoài hệ thống mạng lưới đào tạo trong công việc này, các công chức mới tuyển dụng tại Hoa Kỳ còn được đào tạo thông qua một kênh khác, đó là đào tạo trong trường đại học. Hình thức dạy học chủ yếu trong các cơ sở đào tạo ở Hoa Kỳ là phương pháp giải quyết theo vấn đề để kích thích công chức phát huy tối đa sở trường và khả năng sáng tạo. Chính phủ cử công chức tham gia các chương trình đào tạo trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm tại trường đại học và Chính phủ chi trả kinh phí đào tạo cho công chức này.

Trong trường hợp của nước Cộng hòa Pháp, đặc điểm chủ đạo cần lưu ý là chương trình đào tạo chủ yếu đến 90% là dựa trên các tình huống thực tế, ít lý thuyết. Thực tế cho thấy, việc đào tạo như vậy mang lại hiệu quả thiết

thực, cụ thể, đáp ứng nhu cầu của cơ quan, của người học, tránh được lối đào tạo, bồi dưỡng công chức theo kiểu lý thuyết, sách vở, kinh nghiệm chủ nghĩa, xa rời thực tiễn. Phương pháp học tập nêu trên buộc người học và người dạy phải chủ động, không phụ thuộc sách vở mà phải độc lập suy nghĩ, sáng tạo để tiếp thu kiến thức, nâng cao trình độ và khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống cụ thể trong thực tiễn cuộc sống.

Về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, viên chức trẻ, chủ yếu Chính phủ các nước trích ngân sách chi trả cho các cơ sở đào tạo.[25]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức và phòng ban chuyên môn tại UBND huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)