Kinh ngiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức và phòng ban chuyên môn tại UBND huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 49 - 50)

1.3. Kinh nghiệm thực tế về hoạt động tạo lực làm việc của một số nước trên thế

1.3.2. Kinh ngiệm của Nhật Bản

Tại Nhật Bản, quốc gia đã xây dựng và phát triển khá thành công nền kinh tế tri thức và một xã hội tri thức, luôn lấy tri thức làm nền tảng phát triển con người và đất nước. Với quan niệm “nếu không phát triển tri thức và khả năng của công dân, nhất là đội ngũ công chức, để quản lý các nguồn lực hiện có thì mọi tiến bộ kinh tế mà quốc gia đó tạo ra cũng không thực sự có ý nghĩa”, thanh niên nói chung và công chức, viên chức trẻ của Nhật Bản được đào tạo, bồi dưỡng theo nguyên tắc chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất. Đội ngũ công chức Nhật Bản luôn được đánh giá cao về sự chuyên nghiệp, mẫn cán và kỷ luật. Và chính khâu đào tạo ban đầu ngay từ khi công chức mới trúng tuyển đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành tựu này.

Đối với Nhật Bản, đào tạo ban đầu dành cho công chức trẻ mới tuyển dụng vào nền công vụ Nhật Bản được thực hiện theo hình thức đào tạo tại chỗ và thực hiện đào tạo theo vị trí việc làm chủ yếu theo hình thức học việc và giải quyết tình huống.

Ở Nhật Bản, đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức của Nhật Bản là các chuyên gia, học giả, nhà khoa học và một số công chức nhiều kinh nghiệp của Chính phủ. Về đội ngũ học viên, do chính sách thi tuyển công chức mở, trao cơ hội cho rộng rãi nhiều đối tượng nên người tham gia các khóa đào tạo ban đầu có nền tảng kiến thức rất đa dạng. Công chức trúng tuyển là người thi đỗ kỳ thi tuyển dụng của quốc gia hoặc

địa phương. Và những người tham gia thi tuyển có nhiều nền tảng học thuật và kinh nghiệm rất khác nhau. Chính vì sự đa dạng trong nền tảng học thuật và kinh nghiệm đầu vào của công chức mới trúng tuyển nên chính quyền Nhật Bản đã lựa chọn hình thức đào tạo trong khâu đào tạo ban đầu. Kinh phí đào tạo chủ yếu do Chính phủ chi trả đối với công chức quốc gia hoặc do chính quyền địa phương chi trả đối với công chức địa phương theo hướng tiết kiệm và hiệu quả.[25]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức và phòng ban chuyên môn tại UBND huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)