1.4. Các công cụ tạo động lực làm việc cho ngƣời laođộng
1.4.1. Tạo động lực làm việc bằng công cụ tiền lương:
Tiền lƣơng là yếu tố rất quan trọng mà bất kỳ ngƣời lao động nào cũng quan tâm vì nó là công cụ giúp ngƣời lao động thỏa mãn những nhu cầu cơ bản. Mặt
khác tiền lƣơng không chỉ thể hiện giá trị công việc mà nó còn thể hiện giá trị, địa vị của ngƣời lao động trong gia đình, tổ chức, xã hội.
Tiền lƣơng: là số tiền trả cho ngƣời lao động một cách cố định và thƣờng xuyên theo một đơn vị thời gian, dạng này đƣợc áp dụng đối với lao động gián tiếp.
Tiền công: là số tiền trả cho ngƣời lao động tuỳ thuộc vào số lƣợng thời gian làm việc thực tế hay số lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất ra hay tuỳ theo khối lƣợng công việc dạng này đƣợc áp dụng đối với công nhân sản xuất hoặc các nhân viên bảo dƣỡng. (Nguyễn Quốc Tuấn và cộng sự, 2006)
Để tiền lƣơng có tác dụng tạo động lực cho ngƣời lao động thì nó phải đảm bảo đƣợc những nguyên tắc cơ bản sau:
+ Tiền lƣơng phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động. Tiền lƣơng phải đủ lớn để không chỉ bù đắp lại hao phí lao động mất đi mà phải nâng cao sức khoẻ, chất lƣợng ngƣời lao động và nuôi sống gia đình họ.
+ Tiền lƣơng phải dựa trên sự thỏa thuận giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, đồng thời tiền lƣơng luôn phải đảm bảo bằng hoặc lớn hơn mức lƣơng tối thiểu Nhà nƣớc quy định.
+ Tiền lƣơng phải thoả đáng so với công sức lao động và công bằng thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Để thực hiện nguyên tắc này cần xây dựng đúng đắn các thang bảng lƣơng sao cho tiền lƣơng, tiền công phản ánh sự chênh lệch về hao phí lao động giữa các ngành nghề và các công việc có mức độ phức tạp khác nhau và áp dụng hợp lý các hình thức và chế độ trả công phù hợp với đặc điểm của từng công việc.
Tiền lƣơng là hình thức khuyến khích vật chất quan trọng nhất đối với ngƣời lao động. Do đó, các nhà quản lý cần phải nâng cao vai trò kích thích vật chất của tiền lƣơng, xác định đúng đắn mối quan hệ trực tiếp giữa thu nhập với cống hiến của ngƣời lao động để tiền lƣơng trở thành động lực kích
thích ngƣời lao động hăng say làm việc, khuyến khích họ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát huy tinh thần sáng tạo và gắn bó hơn với công việc.