Hoàn thiện công cụ khen thƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 86 - 88)

CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

4.2. Các đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện công cụ tạo động lực làm việc

4.2.2. Hoàn thiện công cụ khen thƣởng

- Tiếp tục thống nhất và quán triệt quan điểm coi công tác thi đua khen thƣởng nội bộ là một trong những động lực chủ yếu cho sự phát triển của chi nhánh; là công cụ tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động.

- Hiện nay các Ban đầu mối tại TSC đã triển khai nhiều chƣơng trình thƣởng “nóng”; thƣởng định kỳ đối với cán bộ trực tiếp kinh doanh/cán bộ đƣợc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đối với khối bán lẻ. Ngoài ra, ngƣời lao động đƣợc thƣởng gắn với mức độ xếp loại hoàn thành kế hoạch theo tiêu chí xếp loại hoàn thành do Trụ sở chính quy định.

Tuy nhiên do TSC chƣa có chƣơng trình hỗ trợ chi nhánh trong việc xác định kết quả thực hiện của cán bộ. Vì vậy, để công tác thống kê, kiểm soát số liệu đƣợc chính xác, kịp thời, đề nghị TSC nghiên cứu tích hợp dữ liệu từ các chƣơng trình riêng biệt vào 1 chƣơng trình chung (chƣơng trình BSMS, phát hành thẻ …), tránh việc nhặt số liệu thủ công nhƣ hiện nay.

+ Theo quy định của TSC thời gian xét thƣởng định kỳ 1 quý/ 1 lần, song trong thực tế thời gian kể từ ngày chốt số liệu xét thƣởng đến ngày nhận đƣợc tiền quyết toán thƣởng lại khá chậm; bình quân khoảng 5 tháng/1 lần. Để việc khen thƣởng thực sự kích thích và động viên kết quả ngƣời lao động, đề nghị TSC xem xét tạm ứng trƣớc tiền khen thƣởng theo kết quả TSC tính toán muộn nhất vào ngày 15 của tháng đầu tiên quý tiếp theo. Việc quyết toán số tiền thƣởng thực tế có thể thực hiện 1 năm/ 1 lần vào đầu tháng 1 năm sau.

+ Hiện nay công tác cho vay gặp rất nhiều khó khăn trong khi công tác huy động vốn giai đoạn này thuận lợi hơn rất nhiều; tuy nhiên TSC vẫn duy trì cơ chế thƣởng nhƣ trƣớc đây: thƣởng đối với huy động vốn và dịch vụ. Để giải phóng nguồn vốn dƣ thừa, gia tăng lợi nhuận cho kinh doanh, đề nghị TSC xem xét, điều chỉnh lại nội dung khen thƣởng; theo đó cần khen thƣởng

đối với những cán bộ đạt thành tích cao trong việc tìm kiếm, phát triển các dự án mới, khách hàng vay mới; giải ngân vốn lớn.

+ Về phía chi nhánh:

- Rà soát và điều chỉnh thƣờng xuyên các văn bản quy định hiện hành của chi nhánh về công tác thi đua khen thƣởng cho phù hợp với quy định của Nhà nƣớc, ngành ngân hàng cũng nhƣ của BIDV; phù hợp với tình hình mới, khắc phục tình trạng thay đổi một cách chắp vá trong thời gian gần đây.

- Cần phổ biến sớm cho CBCNV đƣợc biết khi TSC có các điều chỉnh/ quy định về điều kiện khen thƣởng, mức khen thƣởng để ngƣời lao động nhận thấy đƣợc mối liên hệ rõ ràng giữa kết quả làm việc và khen thƣởng. Các điều kiện, cơ chế thƣởng, phải đƣợc phổ biến cho ngƣời lao động một cách rõ ràng, cụ thể nhằm khuyến khích hoạt động bán lẻ khi CBCNV đạt một số chỉ tiêu quy định nhƣ chỉ tiêu cơ cấu (dƣ nợ tín dụng bán lẻ/tổng dƣ nợ tín dụng; HĐV dân cƣ/ tổng huy động vốn; thu dịch vụ bán lẻ/tổng thu dịch vụ …), chỉ tiêu doanh thu quy mô (tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng, tăng trƣởng huy động vốn dân cƣ…), chỉ tiêu hiệu quả (tăng năng suất lao động bình quân đầu ngƣời …).

- Việc thƣởng phải phù hợp và xứng đánh với năng lực, thành tích, công sức của ngƣời lao động để họ cảm thấy xứng đáng và tiếp tục nỗ lực hơn nữa.

- Trong khi chờ TSC quyết toán tiền thƣởng chuyển về, chi nhánh có thể xem xét việc biểu dƣơng, khen thƣởng ngay đối với những cán bộ đạt thành tích cao trong kỳ xét thƣởng.

- Lấy ý kiến tham gia đóng góp của ngƣời lao động trong việc xây dựng chƣơng trình khen thƣởng của chi nhánh để có thể xây dựng đƣợc chƣơng trình khen thƣởng phù hợp với tâm tƣ, nguyện vọng ngƣời lao động,

mặt khác cũng làm cho ngƣời lao động hiểu rõ hơn về chƣơng trình khen thƣởng và có kế hoạch phấn đấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 86 - 88)