3.2.3. Sông Đáy
Hiện trạng: Sông Đáy là một trong những con sống khá dài ở miền Bắc Việt Nam, và là con sống chính lưu vực sông Nhuệ - Đáy ở phía tây nam vùng châu thổ sông Hồng. Sông Đáy có chiều dài khoảng 240km và là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam. Lưu vực sông Đáy hơn 7500 km2 trên địa bàn các tỉnh thành Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định. Trước đây, nước con sông Đáy rất trong xanh, sạch sẽ và thơ mộng với những bè rau muống non xanh mơn mởn. Người dân thường xuyên đánh bắt cá trên sông và sử dụng nước để sinh hoạt. Trẻ nhỏ có thể bơi lội trong những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, nước sông Đáy đang xanh biếc bỗng chuyển sang màu đen sẫm và bốc mùi hôi thối, khiến cho người dân sống gần đó rất khó chịu. Nguyên nhân là do tại đây có nghề sản xuất miến dong truyền thống. Trong quá trình sản xuất, tất cả các chất thải đều được xả thẳng ra cống rãnh mà không qua công đoạn xử lý nào, rồi tiếp tục chảy xuống sông Đáy khiến cho nước sông trở nên đen kịt. Chất thải chăn nuôi hòa lẫn với chất thải chế biến nông sản đã tạo cho
nước sông có một mùi hôi thối nồng nặc, khó chịu. Môi trường sinh thái bị đe dọa khiến cho thủy sản ở sông chết hàng loạt.
Hình 59: Đoạn sông Đáy bị ô nhiễm qua xã Tân Phú, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Đề xuất giải pháp: Để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Đáy, Bộ NN&PTNT đã có dự án nạo vét, cải tạo lòng dẫn sông Đáy. Có nhiều phương pháp nạo vét khác nhau, mỗi phương pháp sẽ tạo ra các hiệu ứng môi trường khác nhau. Có thể sử dụng phương pháp nạo vét bằng khí nén để hạn chế tình trạng ô nhiễm thứ phát xảy ra như khi khi sử dụng nạo vét bằng các loại máy bơm. Nạo vét bằng khí nén có chiều sâu nạo vét đa dạng, từ 0,5m đến 200m và nạo vét vật liệu lớn sẽ không bị hư hỏng. Ngoài ra, phương pháp nạo vét phun nước là một loại phương pháp nạo vét trầm tích tại chỗ, có thể cải thiện hiệu quả và giảm chi phí.