Giá trị WQI trên LVS Mê Công (VN) giai đoạn 2014-2018

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 64 - 68)

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2018

Giá trị của hầu hết các thông số trên các sông thuộc LVS Mê Công đều nhỏ hơn giới hạn QCVN08-MT:2015/BTNMT (A1). Tuy nhiên, cục bộ một số đoạn sông của sông Tiền, sông Hậu và một số nhánh sông đã ghi nhận hiện tượng ô nhiễm cục bộ chất hữu cơ với mức độ khác nhau do nước thải từ các KCN và hoạt động khai thác cát, nuôi trồng thủy sản không qua xử lý xả thẳng ra môi trường. Điển hình như đoạn sông Tiền qua khu vực cảng cá Mỹ Tho, KCN Mỹ Tho đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ và vi sinh.

Việc giám sát chất lượng nước tại các điểm giáp ranh đã được thực hiện. Kết quả quan trắc tại trạm Long Bình (An Giang) nằm đầu nguồn sông Tiền. Đây là khu vực tiếp nhận nguồn nước sông từ Camphuchia, cho thấy sự thay đổi mức độ ô nhiễm hữu cơ rõ rệt giữa 2 mùa trong năm. Vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10, giá trị DO đạt QCVN08-MT:2008 loại A1) nhưng vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, giá trị DO ở mức rất thấp và có nhiều biến động, có thời điểm không đạt QCVN08-MT:2008 loại B2.

Hình 36: Diễn biến hàm lượng DO tại trạm quan trắc tự động Long Bình tỉnh An Giang qua các tháng năm 2011-2015

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM, SUY THOÁI CẠN KIỆT

Hiện nay, ô nhiễm và suy thoái nguồn nước là một vấn đề nhức nhối trên toàn thế giới. Mức độ ô nhiễm suy thoái nguồn nước đang ngày càng gia tăng do không kiểm soát nguồn gây ô nhiễm hiệu quả và khai thác quá mức. Tình trạng này đang gây ra những ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước cũng như đến sức khỏe của người, làm tăng nguy cơ ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh, dẫn đến suy giảm nòi giống. Từ thực tế đó, nhiều biện pháp nhằm mục đích kiểm soát, giảm thiểu, xử lý nguồn nước bị ô nhiễm suy thoái đã được đưa ra và thực hiện. Dưới đây là các nghiên cứu. chương trình điểm hình trên thế giới.

Năm 2011, J.Wang và những người khác đã có nghiên cứu về kiểm soát và khắc phục ô nhiễm suy thoái nguồn nước sông khu vực đô thị. Nghiên cứu này chỉ ra rằng việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ kiểm soát ô nhiễm suy thoái sông ở nước ngoài bắt đầu với Nhật Bản, Hoa Kỳ và một số nước châu Âu trong những năm 50 của thế kỷ 20. Khái niệm quản lý sông của họ là sự kiểm soát toàn diện từ bảo vệ sinh thái và quản trị môi trường, và kết hợp các biện pháp kỹ thuật với môi trường nước và môi trường xã hội. Việc tái sinh sông đã trở thành một điểm nóng quốc tế sau những năm 1980. Trung Quốc đã bước vào giai đoạn kiểm soát sông toàn diện và phục hồi sinh thái vào cuối những năm 1990, và đã tiến hành nhiều công tác khắc phục. Nhưng hầu hết vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu.

J. Wang và những người khác đã đưa ra các biện pháp xử lý nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái với các biện pháp nên được ưu tiên áp dụng là phương pháp khắc phục sinh thái bằng biện pháp sinh học. Đi kèm theo đó là việc xử lý bằng các biện pháp hóa học để hỗ trợ. Các biện pháp nên được sử dụng là sục khí, dùng màng sinh học và chế phẩm vi sinh. Sử dụng các vi sinh vật thích hợp có khả năng thích nghi để xử lý các dạng ô nhiễm khác nhau.

2.1. Các công nghệ xử lý cải thiện các chỉ tiêu hóa lý và loại bỏ mùi của nguồn nước nguồn nước

2.1.1. Sục khí

Quá trình tự làm sạch, một trong những yếu tố quan trọng nhất hình thành chất lượng nước, được diễn ra hiệu quả khi có đầy đủ oxy. Mục đích của biện pháp làm thoáng nhân tạo cho sông hồ là tăng cường quá trình tự làm

sạch trong đó bằng cách cấp oxy cưỡng bức. Quá trình làm thoáng này sẽ cung cấp thêm oxy để vi khuẩn tiếp tục oxy hoá các chất hữu cơ theo nước thải xả vào nguồn nước. Cơ chế oxy hoá các chất trong nguồn nước giống như cơ chế tự oxy hoá, tuy nhiên nó còn kèm theo hàng loạt các phản ứng khác, hộ trợ cho quá trình phục hồi chất lượng nước sau khi tiếp nhận nước thải.

Hiện nay có nhiều biện pháp làm thoáng nhân tạo để cấp oxy cho nguồn nước. Đó là các biện pháp động học, cơ khí, thuỷ động lực học, khí nén hoặc biện pháp tổng hợp bao gồm các quá trình sục khí, khuấy trộn…

Các thiết bị động học như đập tràn, khung tràn, ứng dụng động năng của dòng chảy để làm hoà tan oxy vào nước. Do bề mặt tiếp xúc và vận tốc dòng chảy lớn, một lượng lớn oxy khí quyển được khuếch tán và hoà tan vào nước, các biện pháp này thường được sử dụng kết hợp với các đập và thác nước.

Các thiết bị cơ khí chủ yếu là các loại máy khuấy, bố trí trên mặt nước sông hồ. Quá trình khuấy trộn vừa tạo điều kiện khuếch tán oxy từ khí quyển vào nước cũng như luân chuyển các khối nước trong nguồn từ vùng này qua vùng khác. Các thiết bị cơ khí có hiệu quả làm thoáng cao tuy nhiên nó có nhược điểm như là cản trở giao thông, hạn chế bề mặt, ảnh hưởng đến cảnh quan thuỷ vực…

Các máy nén khí hoặc máy thổi khí cũng được ứng dụng để làm giàu oxy cho nguồn nước. Trường hợp làm thoáng theo nguyên tắc này sẽ có hiệu quả cao tuy nhiên điện năng tiêu thụ tương đối lớn. Hiệu quả làm thoáng bằng khí nén phụ thuộc vào nhiệt độ nước, độ thiếu hụt oxy trong sông hồ, độ phân tán bọt khí, áp lực khí nén, độ ngập của thiết bị phân phối khí…

Các thiết bị làm thoáng thuỷ động lực học là các loại ejecto hoạt động theo nguyên lý hút khí nhờ chênh lệch áp suất trong đường ống. Không khí được trộn đều với nước trong phần thu hẹp của đường ống (ejecto). Áp suất trong đường ống thường do bơm ly tàm tạo nên.

Để tăng hiệu quả làm thoáng, người ta còn có thể kết hợp các biện pháp cơ khí với khí nén, tạo oxy bằng phương pháp điện phân… Tuy nhiên mỗi phương pháp có một điều kiện áp dụng riêng vì vậy cần phải cân nhắc tính toán trong các trường hợp cụ thể.

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)