Luật tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 26 - 28)

II. THÔNG TIN CHUNG CỦA NHIỆM VỤ

3. Kinh phí thực hiện

1.2.1. Luật tài nguyên nước

Nhằm bảo vệ, khai thác hiệu quả, phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia, tạo động lực phát triển bền vững ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…, ngày 21/06/2012, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tài nguyên nước, số 17/2012/QH13.

Trong đó, đáng chú ý là quy định tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước để phát điện có mục đích thương mại; phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp; trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản tập trung với quy mô lớn sẽ phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Bên cạnh đó, nhằm thực hiện chủ trương chống lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Luật cũng khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng tiết kiệm nước thông qua việc quy định ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả như: Miễn, giảm thuế và cho phép vay vốn ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước, thu gom, sử dụng nước được khử muối từ nước lợ, nước mặn, đầu tư thiết bị, công nghệ tiết kiệm nước…

Luật này thay thế Luật Tài nguyên nước, số 08/1998/QH10 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.

Đối với việc bảo vệ tài nguyên nước trên sông, chương III. Bảo vệ tài

nguyên nước: gồm 14 điều (từ Điều 25 đến Điều 38) đã có những quy định rõ.

Nội dung của Chương này quy định về: trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt;

quan trắc, giám sát tài nguyên nước; bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy; bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy; hành lang bảo vệ nguồn nước; bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt; bảo vệ chất lượng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và các hoạt động khác; phòng, chống ô nhiễm nước biển; bảo vệ nước dưới đất; hành nghề khoan nước dưới đất; xả nước thải vào nguồn nước; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Đặc biệt, trong luật tài nguyên nước quy định rõ việc bảo vệ nguồn nước trước ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt với nội dung tập trung tại các điều :

Điều 25. Trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước

Điều 26. Phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước

Điều 27. Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt

Điều 29. Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy Điều 30. Bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy Điều 31. Hành lang bảo vệ nguồn nước

Điều 32. Bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt

Điều 33. Bảo vệ chất lượng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và các hoạt động khác

Điều 34. Phòng, chống ô nhiễm nước biển Điều 35. Bảo vệ nước dưới đất

Điều 37. Xả nước thải vào nguồn nước

Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

Trong đó, luật đã quy định rõ trách nhiệm đối với việc bảo vệ nguồn nước trước ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt. Từ đó, có thể thấy trong luật của Việt Nam đã quy định rõ đối với việc bảo vệ nguồn nước trước các tác nhân gây bất lợi.

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)